Cẩn thận không thừa!

GD&TĐ - Rất nhiều năm rồi, nhất là vào mùa Hè, tình trạng trốn nóng rồi bị chết ngạt trong xe ô tô từng xảy ra.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Mới đây, tại Hải Phòng đã xảy ra vụ tử nạn thương tâm. Đêm 2/6, nhà mất điện, ba bố con nhà nọ ra xe ô tô nổ máy lên rồi bật điều hòa để ngủ. Khi người mẹ phát hiện cả ba bố con nằm bất động trong xe, bà gọi cấp cứu đưa họ đi bệnh viện. Người con gái lớn (20 tuổi) đã không qua khỏi, đứa em cùng người bố vẫn đang phải điều trị, khả năng tàn phế do não bị tổn thương là rất cao.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên tử vong trong xe ô tô khi bật điều hòa để ngủ. Rất nhiều năm rồi, nhất là vào mùa Hè, tình trạng trốn nóng rồi bị chết ngạt trong xe ô tô từng xảy ra.

Cách đây 5 năm, vào năm 2018, một thanh niên cũng ở Hải Phòng, đi chơi về khuya, ngại gọi cửa nên đã ngủ luôn trên xe trong gara rồi tử vong do ngạt khí. Tại Bình Định cách đây mấy năm, một quan chức cấp huyện cũng đã chết trên ô tô vì ngạt khí khi ngủ.

Những khi chạy xe con trên đường xa rất dễ buồn ngủ, nhất là lúc trưa nắng nóng như những ngày này. Để chống lại cơn buồn ngủ, nhiều tài xế ghé trạm xăng để “chợp mắt” trong khi vẫn để nguyên tình trạng xe nổ máy và bật điều hòa. Cái chết sẽ đến từ từ với các tài xế ấy nếu như họ thiếu hiểu biết về nguyên lý khi ngủ trong xe ô tô có bật điều hòa.

Theo giải thích của các nhà chuyên môn, không gian trên ô tô quá nhỏ, lại chứa nhiều người, lượng oxy sẽ giảm dần trong quá trình bật điều hòa liên tục và đóng cửa. Cùng với đó, sau một quá trình xe dừng lâu một chỗ nhưng vẫn mở máy sẽ dẫn đến hết xăng hoặc nóng máy khiến hệ thống làm mát cưỡng bức không hoạt động gây ra thiếu không khí.

Người đang ngủ trong xe mà thiếu oxy thì họ hoàn toàn không biết, thậm chí ngủ “rất sâu” và chết từ từ do thiếu oxy lên não. Thời chiến tranh, nhiều trường hợp nằm hầm bí mật trong những chiếc lu mà đậy nắp kín vì sợ địch phát hiện, cũng chết ngạt giống như ngủ trên ô tô mà đóng kín cửa vậy.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, để không phải bị chết ngạt trên ô tô thì khi ngủ mà bật điều hòa, tốt nhất là nên hạ kính xuống chừng 1,5cm để không khí bên ngoài có thể tràn vào và khí CO trong xe do chính mình thải ra có thể thoát ra ngoài.

Hoặc cũng có thể để đồng hồ báo thức sau 1 tiếng ta mở cửa xe cho không khí tràn vào. Tuyệt đối không nên ngủ trong xe để trong những gara chật chội dưới các tầng hầm chung cư thì dù có mở hết các cửa thì việc ngột ngạt vẫn xảy ra.

Một số mẫu xe đời mới, hệ thống điều hòa sẽ chuyển linh hoạt giữa hai chế độ lấy gió trong và gió ngoài để cân bằng lượng không khí. Tuy nhiên, điều hòa hút trực tiếp không khí chung quanh xe ở những nơi chật chội vẫn không tốt vì khí xả CO được thải từ ống pô sẽ khiến người ngủ trong xe lịm dần rồi chết mà không hề hay biết.

Tốt nhất là không nên ngủ trong ô tô và bật điều hòa vì những rủi ro ngoài ý muốn chủ quan sẽ đến bất cứ lúc nào. Nóng bức không chết nhưng thiếu hiểu biết khi ngủ trong ô tô thì nguy hiểm đang chờ bạn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bức ảnh bà Hiền (hàng đầu thứ 4 từ trái sang) và đoàn công tác chụp chung với Bác Hồ năm 1966.

Một giờ gặp Bác, trọn đời khắc ghi

GD&TĐ - Được gặp Bác chỉ vỏn vẹn một giờ, nhưng với bà Lê Thị Hiền (TP Hà Tĩnh), đó là ký ức không bao giờ phai. Không chỉ vì đó là vinh dự lớn lao, mà bởi từ cuộc gặp ấy, một ngọn lửa trong bà được thắp lên, để rồi suốt cuộc đời bà sống theo ánh sáng ấy.

Nhà giáo Vũ Ngọc Khôi tại một hội thảo khoa học. Ảnh: NVCC.

Thực nghĩa một chữ 'thầy'

GD&TĐ - Có thể nói, thứ còn lại của Vũ Ngọc Khôi không phải là cái chức to hay danh hiệu lớn mà là cốt cách và tác phẩm, không riêng học trò mà nhiều người gọi anh là THẦY với thực nghĩa của từ này.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev.

Ông Medvedev bác bỏ cáo buộc

GD&TĐ -Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev mới đây lên tiếng bác bỏ cáo buộc Moscow “sử dụng vũ lực không cân xứng” của phương Tây.

Khách tham quan nhộn nhịp tại đình Hà Vỹ.

Sắc son 'đánh thức' đình cổ

GD&TĐ - Triển lãm 'Sắc son' không chỉ tôn vinh nghề sơn cổ truyền của người Việt, mà còn 'đánh thức' những quên lãng về một di sản quý giữa phố cổ Hà Nội.