Cần sớm tháo gỡ khó khăn cho các trung tâm GD nghề nghiệp, GD thường xuyên

GD&TĐ - Cần tháo gỡ khó khăn cho các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, nhất là trong bối cảnh đổi mới GD-ĐT và xây dựng xã hội học tập.

Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre phát biểu tại phiên làm việc sáng 4/11.
Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre phát biểu tại phiên làm việc sáng 4/11.

Phát biểu tại phiên họp sáng 4/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH Nguyễn Thị Yến Nhi (Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre) nhấn mạnh, thời gian tới, cần tháo gỡ khó khăn cho các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và trung tâm giáo dục thường xuyên trong bối cảnh đất nước ta hướng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đổi mới giáo dục đào tạo và xây dựng xã hội học tập…

Các địa phương đã tiến hành sáp nhập các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện. Sau sáp nhập, các trung tâm là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện, thực hiện hai nhiệm vụ chuyên môn là giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên.

Việc sáp nhập các trung tâm này được xem là giải pháp để tập trung nguồn lực, nâng cao hiệu quả đào tạo, dạy nghề, tinh gọn bộ máy. “Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai, hiệu quả chưa được như kỳ vọng” - đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi nêu rõ.

Đại biểu cho biết, qua kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024 cho thấy, hoạt động của các trung tâm này đang tồn tại nhiều vướng mắc, bất cập liên quan đến vị trí pháp lý, cơ chế quản lý...

Cụ thể, hiện nay việc xác định vị trí pháp lý và quản lý nhà nước đối với các trung tâm này chưa rõ ràng do sự tồn tại song song của hai thông tư cùng quy định về tổ chức và hoạt động.

Đó là Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT ngày 19/10/2015 của liên bộ gồm: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ (Thông tư số 39) và Thông tư số 01 năm 2023 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (Thông tư 01).

Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi cho biết, theo quy định của Thông tư số 39, các trung tâm này là đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện, không thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nên chỉ bó hẹp trong khuôn khổ biên chế đơn vị sự nghiệp tỉnh giao cho UBND cấp huyện. Đồng thời do không thuộc hệ thống giáo dục nên không được thụ hưởng các chính sách đầu tư của ngành giáo dục…

Còn Thông tư số 01 xác định vị trí pháp lý của các trung tâm này thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Quy định này cơ bản giải quyết được khó khăn, vướng mắc về vị trí pháp lý và tổ chức hoạt động của các trung tâm.

“Tuy nhiên, hiện nay các địa phương chưa triển khai thực hiện được Thông tư này. Việc Thông tư liên tịch số 39 chưa được bãi bỏ hoặc công bố hết hiệu lực đã dẫn đến các khó khăn chưa được tháo gỡ”, đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi trăn trở.

Đại biểu đoàn Bến Tre đề nghị, thời gian tới, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ phối hợp rà soát, bãi bỏ và công bố hết hiệu lực Thông tư liên tịch số 39.

Bên cạnh đó, đề nghị Bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01 quy định cụ thể về vị trí pháp lý đối với các trung tâm này theo hướng xác định trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trực thuộc Sở GD&ĐT, để tháo gỡ những khó khăn về biên chế, chế độ chính sách cho các trung tâm và phù hợp với quy định của Luật giáo dục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.