Cần nâng tầm Luật Nhà giáo và làm sâu sắc 5 nội dung cốt lõi

GD&TĐ - Nhắc lại ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, cần nâng tầm Luật Nhà giáo và làm sâu sắc một số nội dung.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn trả lời các câu hỏi của báo chí về những vấn đề liên quan đến dự thảo Luật Nhà giáo và chế độ đối với đội ngũ nhân viên y tế, và kế toán trường học - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn trả lời các câu hỏi của báo chí về những vấn đề liên quan đến dự thảo Luật Nhà giáo và chế độ đối với đội ngũ nhân viên y tế, và kế toán trường học - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, chiều 9/11, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn trả lời câu hỏi của phóng viên về quan điểm và định hướng xây dựng Luật Nhà giáo.

Nâng tầm Luật Nhà giáo

Thứ trưởng nhắc lại, sáng nay (9/11), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trình bày báo cáo tóm tắt dự thảo Luật Nhà giáo trước Quốc hội; sau đó Quốc hội đã thảo luận ở tổ về những nội dung chính của dự thảo luật này.

Về cách tiếp cận, quan điểm và định hướng phát triển xây dựng Luật Nhà giáo, Thứ trưởng cho biết: trước hết, Bộ GD&ĐT tuân thủ và bám sát chủ trương, định hướng, quan điểm xây dựng luật, quan điểm mới nhất là Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ chỉ đạo.

Đó là, xây dựng luật để phát triển, kiến tạo. Bộ GD&ĐT tiếp cận bằng cách đổi mới quan điểm trong phát triển nhà giáo. Đây là lực lượng nòng cốt của ngành giáo dục. Chúng ta muốn đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo thì phải đổi mới cách quản lý và phát triển nhà giáo – một trong những yếu tố quyết định tới chất lượng giáo dục và đào tạo.

Quan điểm là, chuyển từ quản lý bằng công cụ hành chính sang quản lý bằng chuyên môn và các công cụ về chất lượng; chuyển từ quản lý nhân sự sang quản lý nguồn nhân lực.

Chúng ta không chỉ coi nhà giáo là những viên chức, mà đây thực sự là những người thầy, với kiến thức, kỹ năng để truyền đạt, phát triển và truyền bá tri thức, phát triển con người và phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.

“Sáng nay, khi thảo luận ở tổ, ngành Giáo dục và đào tạo vui mừng được trực tiếp Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo xây dựng Luật Nhà giáo” – Thứ trưởng bày tỏ.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, Luật Nhà giáo có vai trò quan trọng. Ngoài nội dung Bộ GD&ĐT bám sát chỉ đạo của Chính phủ, chuẩn bị rất công phu, thì cần phải nâng tầm Luật Nhà giáo.

3.jpg
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 thực hành giảng dạy.

5 nội dung cần làm sâu sắc

Tổng Bí thư lưu ý 5 nội dung và đề nghị Bộ GD&ĐT báo cáo Chính phủ nâng tầm dự án luật này; đồng thời làm sâu sắc các nội dung này.

Thứ nhất, quán triệt vai trò mang tính chiến lược của các nhà giáo.

Thứ hai, làm rõ quan hệ giữa người học và người thầy, cụ thể là đã có học trò, có người học thì phải có đủ thầy, trường, lớp.

Thứ ba, làm rõ và sâu sắc hơn quan điểm người thầy. Các nhà giáo cũng là nhà khoa học. Ngoài việc truyền bá tri thức, họ cũng phải tự học, tự nghiên cứu để phát triển tri thức, thích ứng với những yêu cầu mới.

Thứ tư, yêu cầu về hội nhập quốc tế. Trong Kết luận 91 của Bộ Chính trị sơ kết Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đã có nội dung quan trọng là: từng bước đưa Tiếng Anh thành ngoại ngữ thứ hai trong nhà trường.

Người thầy cũng phải có cách tiếp cận để hội nhập quốc tế, trước hết là phải được trang bị năng lực ngoại ngữ, Tiếng Anh, năng lực khác để hội nhập quốc tế, năng lực số để sử dụng công cụ tiên tiến trong giáo dục.

Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh chính sách đối với nhà giáo, đặc biệt là chính sách để nhà giáo phục vụ học tập suốt đời. Chúng ta nói về học tập suốt đời và mọi người trong mọi độ tuổi đều có thể học.

Vì vậy, người thầy giỏi, có năng lực và trình độ cao, thì nên có chế độ, chính sách để họ có thể cống hiến không kể tuổi tác. Tổng Bí thư cũng đặc biệt là quan tâm tới chế độ, chính sách đối với các nhà giáo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Chính những điều đó sẽ đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở vùng sâu vùng xa, góp phần phát triển KTXH địa phương.

Với tinh thần đó, Bộ GD&ĐT tiếp thu nghiêm túc, cầu thị và đầy đủ ý kiến của Tổng Bí thư cũng như của các đại biểu Quốc hội, của xã hội để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng, nâng tầm Luật Nhà giáo, để trong thời gian tới báo cáo Chính phủ và có thể trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 5 năm 2025 sắp tới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.