Cần kênh thông tin để phản ánh về hỗ trợ tiền thuê nhà

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh nhận định, vẫn có thể cán đích việc hỗ trợ tiền thuê nhà cho lao động. Bên cạnh đó, cần có kênh thông tin để người dân phản ánh vướng mắc về quá trình thực hiện.

Ngày 15/8 là hết hạn nộp hồ sơ giải quyết hỗ trợ tiền thuê nhà cho lao động. Ảnh minh họa
Ngày 15/8 là hết hạn nộp hồ sơ giải quyết hỗ trợ tiền thuê nhà cho lao động. Ảnh minh họa

Cần có sự thống nhất chủ trương

Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM Nguyễn Văn Lâm cho biết, TPHCM dự kiến có hơn 1 triệu người được nhận hỗ trợ tiền thuê nhà theo Quyết định số 08 với số tiền 1.777 tỷ đồng. Tuy vậy, đến nay, Bảo hiểm xã hội chỉ mới xác nhận được cho hơn 683 nghìn lao động và giải ngân được hơn 12 nghìn lao động với số tiền 6,7 tỷ đồng.

Theo ông Lâm, nguyên nhân TPHCM triển khai việc hỗ trợ chậm vì số lượng người lao động thuộc diện hưởng chính sách quá lớn, cần có sự chuẩn bị kỹ về nhân sự, kinh phí. Do yêu cầu người sử dụng lao động phải đảm bảo chính xác, minh bạch về đối tượng và điều kiện hưởng hỗ trợ. Vì vậy, cần có nhiều thời gian để rà soát kỹ về tính chính xác của thông tin liên quan đến tình trạng nhà ở của người lao động.

Bên cạnh đó, chưa có sự thống nhất giữa các tỉnh, thành phố trong việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà. Đó là đối với trường hợp doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh với lý do người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tại nơi đặt trụ sở chính, không cùng tỉnh, thành phố với chi nhánh công ty.

Trong thời gian qua, Bộ Công an có chỉ đạo Công an các tỉnh, thành phối hợp với ngành lao động triển khai. Tuy nhiên, yêu cầu của ngành công an, UBND cấp huyện khi tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp phải lập danh sách người lao động có thêm thông tin không thuộc quy định của Quyết định 08 như họ tên cha, mẹ của người lao động, tình trạng đăng ký cư trú để chuyển lại cập nhật trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Do đó, cần có sự thống nhất giữa Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Công an để các địa phương nhanh chóng giải ngân cho người lao động.

Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH kiến nghị Bộ LĐ-TB&XH ban hành văn bản hướng dẫn, đốc thúc các địa phương thực hiện đúng Quyết định 08 về việc nơi tiếp nhận hồ sơ. Đó là nơi đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh, không phụ thuộc nơi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Đồng thời kiến nghị với cơ quan quản lý ngành tại Trung ương. Đó là chỉ đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn cơ quan bảo hiểm các tỉnh, thành phố trong việc tách danh sách xác nhận tham gia bảo hiểm xã hội. Trường hợp áp dụng đối với các trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh công ty hoạt động ở nhiều tỉnh, thành để thuận lợi trong việc kiểm soát vấn đề chi hỗ trợ, tránh bị trùng lặp.

Bên cạnh đó, trao đổi với Bộ Công an về việc tiếp nhận dữ liệu người lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà thực hiện đúng quy định, không yêu cầu thêm thông tin, quy định để tạo điều kiện giải ngân nhanh.

Qua nghe báo cáo và kiến nghị của các quận, huyện về những vướng mắc khi triển khai việc hỗ trợ, Thứ trưởng Lê Văn Thanh yêu cầu TPHCM cần đẩy nhanh hơn nữa việc giải ngân. Hơn nữa, cần đơn giản hóa thủ tục, rà soát nhanh hồ sơ hưởng hỗ trợ để nhiều lao động được tiếp cận chính sách. TPHCM có số lượng lao động lớn nên việc triển khai chậm cũng có nhiều nguyên nhân khách quan.

Về những thắc mắc của đại diện các quận, huyện tại TPHCM về việc khó xác định nơi thuê nhà, nơi đóng bảo hiểm xã hội, ông Thanh nhấn mạnh: “Chỉ cần xác định người lao động đang làm việc ở doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM, có tham gia bảo hiểm xã hội và có thuê nhà là được hỗ trợ. Không quan trọng họ đóng bảo hiểm xã hội ở tỉnh nào hay thuê nhà ở đâu”.

Nghiên cứu kỹ Quyết định để thực thi

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cũng đề nghị các địa phương nghiên cứu thật kỹ Quyết định 08 để hiểu đúng những hướng dẫn trong việc hỗ trợ người dân, tránh việc hiểu chưa đúng rồi triển khai theo hướng phức tạp. Lao động chỉ cần đang thuê nhà, đang tham gia bảo hiểm dù doanh nghiệp đang nợ bảo hiểm vẫn thuộc đối tượng hỗ trợ. Ngoài ra, cần có kênh thông tin để người dân phản ánh về việc thuộc diện hưởng chính sách nhưng không nhận được hỗ trợ.

Dù đã có hướng dẫn chi tiết về thủ tục nhưng đến nay tỷ lệ giải ngân chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho người lao động vẫn rất thấp. Theo quy định, ngày 15/8 tới đây sẽ hết hạn xét duyệt hồ sơ hỗ trợ. Thời gian ngắn nhưng số lượng lao động chờ giải ngân còn nhiều.

Tại Bình Dương, dự kiến sẽ có khoảng 820 nghìn lao động sẽ được nhận hỗ trợ từ Quyết định số 08. Thế nhưng, hiện theo thống kê sơ bộ mới chỉ tiếp nhận khoảng 183 nghìn hồ sơ của công nhân ở các doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà. Trong đó, đã phê duyệt gần 136 nghìn hồ sơ. Trong tổng số các hồ sơ đã được phê duyệt thì chỉ mới giải ngân cho khoảng 40 nghìn lao động.

Lý giải sự chậm trễ trên, đại diện Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương cho hay, nguyên nhân là do chủ nhà trọ sợ ràng buộc pháp lí. Một số chủ trọ không sống cùng khu trọ với người lao động nên rất khó gặp.

Sở đã có văn bản gửi các địa phương gỡ vướng mắc về vấn đề này. Còn về phía các doanh nghiệp ngại trách nhiệm nên rất thận trọng khi làm thủ tục. Ngoài ra, không ít doanh nghiệp gộp 2, 3 tháng để làm luôn một lần, sau đó mới gửi hồ sơ đi xác nhận, phê duyệt.

Theo Bộ LĐ-TB&XH dù ngày 15/8 tới đây hết hạn nộp hồ sơ nhưng việc giải ngân gói hỗ trợ 6.600 tỷ đồng cho công nhân vẫn có thể kịp cán đích. Thời điểm này ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đã xác nhận được gần 2 triệu hồ sơ, sau khi xác nhận hồ sơ sẽ chuyển cho địa phương thẩm định. Chính vì vậy cần sự vào cuộc quyết liệt từ các địa phương.

“Bộ đã đôn đốc các địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà bằng văn bản, gọi điện trực tiếp và đi kiểm tra. Trong quá trình triển khai nếu có vướng mắc cần tháo gỡ Bộ sẽ có những hướng dẫn kịp thời. Hiện, Bộ vẫn tiếp tục tổ chức những đoàn kiểm tra nhằm đôn đốc các địa phương triển khai chính sách cũng như kịp thời tháo gỡ những vướng mắc nếu có”, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.