Cần ghi nhận cống hiến của nhà giáo bằng chính sách tiền lương

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo ông Mai Trọng Lưu – Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Nhạc (Yên Khánh, Ninh Bình), Đảng và Nhà nước luôn khẳng định, giáo dục là quốc sách hàng đầu. GD-ĐT đã nhận được sự quan tâm của xã hội.

Nghề giáo là nghề cao quý trong các nghề cao quý. Vì thế, cần có nhìn nhận và đánh giá đúng với vai trò, vị thế và sự cống hiến của nhà giáo với sự phát triển của đất nước. Dự thảo luật cũng cần thể rõ quan điểm này” – ông Lưu đề xuất.

Góp ý về nâng chuẩn trình độ được đào tạo của giáo viên, ông Lưu cho rằng đề xuất của dự thảo Luật hợp lý. Cụ thể, sửa đổi Luật GD (Điều 72) để nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non lên cao đẳng sư phạm: đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm.

Nhưng, trong giai đoạn từ nay đến năm 2026 với những môn học chưa đủ giáo viên được đào tạo trình độ đại học sư phạm thì phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành tương ứng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Ông Mai Trọng Lưu
Ông Mai Trọng Lưu 

Việc nâng chuẩn trình độ được đào tạo của giáo viên sẽ là điều kiện và là căn cứ để chúng ta có thể tăng lương cho đội ngũ giáo viên hiện nay, nhất là đối với giáo viên mầm non.

Cùng với việc nâng chuẩn, ông Lưu đề xuất, Luật hoặc các văn bản dưới Luật sau này cần quy định về đạo đức nhà giáo và xử lý nghiêm những nhà giáo vi phạm đạo đức. Nhà giáo phải là tấm gương về mọi mặt, đặc biệt là đạo đức, lối sống để các thế hệ học trò noi theo.

Cũng theo ông Mai Trọng Lưu, đối với chính sách nhà giáo, trong Luật cần thể hiện được sự ghi nhận cống hiến của nhà giáo. Qua đó nhằm động viên, khích lệ nhà giáo tâm huyết, cống hiến với nghề.

Dẫn giải trường hợp của một giáo viên mầm non với 22 năm, 8 tháng bảo hiểm xã hội - nhưng khi về hưu cô chỉ được hưởng mức lương 1,3 triệu/tháng; ông Lưu cho rằng, đây là vấn đề bất cập. Vì thế chính sách lương cho nhà giáo phải được điều chỉnh, khắc phục những bất cập hiện nay và thể hiện được tinh thần của Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT.

Riêng đối với chính sách nâng chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên, ông Lưu đồng tình với quy định trong dự thảo Luật nhưng cần có lộ trình thực hiện phù hợp nhằm đảm bảo quyền lợi chung cho các nhà giáo.

Bà Nguyễn Thị Tuyến
Bà Nguyễn Thị Tuyến 

Nhất trí cao với dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), bà Nguyễn Thị Tuyến – đại diện phụ huynh Trường tiểu học Khánh Nhạc A, góp ý thêm Điều 77 của dự thảo Luật là, nên có thêm quy định về chính sách hỗ trợ cho cho các thầy, cô giáo dạy lớp có học sinh học hòa nhập.

Cơ bản nhất trí với các quy định trong dự thảo của Luật Giáo dục (sửa đổi), ông Nguyễn Văn Thạo – Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Khánh Nhạc đề nghị, ngành Giáo dục cần tham mưu với Chính phủ để có chế độ hỗ trợ thêm kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.

Ông Thạo nhấn mạnh, có thể trong Luật không thể hiện hết được, nhưng các văn bản dưới Luật hoặc nên có ưu tiên cho ngành Giáo dục về chế độ, chính sách tiền lương cho nhà giáo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.