Cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số để đón đầu cách mạng 4.0

GD&TĐ - Sáng 19/8, Hội thảo “Phát triển kinh tế và kinh doanh bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa” (SEDBM 5) được tổ chức tại Học viện Tài chính (Hà Nội).

GS Naoyuki Yoshino - Giám đốc điều hành ADBI tham luận trực tuyến
GS Naoyuki Yoshino - Giám đốc điều hành ADBI tham luận trực tuyến

Phát biểu đề dẫn, PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ – Giám đốc Học viện nhấn mạnh, Việt Nam được đánh giá là đối tác quan trọng trên mọi lĩnh vực, có nền kinh tế năng động, môi trường đầu tư thân thiện, hệ thống chính trị ổn định.

Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác đối ngoại và là nhân tố quan trọng trong hợp tác kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, tiến trình hội nhập cũng mang lại nhiều thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ phát biểu trực tuyến
PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ phát biểu trực tuyến

Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ, trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục xu hướng đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển đổi số để đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Đặc biệt, có sự quyết tâm chính trị, đồng thuận xã hội và nâng cao năng lực, hiệu lực hiệu quả hoạt động quản lý của nhà nước. Từ đó, thúc đẩy tự do hóa kinh doanh, khuyến khích xã hội hóa, sự tham gia của cộng đồng người dân và doanh nghiệp cũng như tăng cường phối hợp và hợp tác quốc tế trong phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Đồng thời khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường có tầm quan trọng đặc biệt, mang tính quyết định để thực hiện thành công và đạt các mục tiêu chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam trong thế kỷ 21.

Ông Nguyễn Thế Đức Tâm (Trường Đại học Kinh tế - Luật) trình bày tham luận tại hội thảo
Ông Nguyễn Thế Đức Tâm (Trường Đại học Kinh tế - Luật) trình bày tham luận tại hội thảo

Qua bốn lần tổ chức, Hội thảo đã khẳng định được năng lực tổ chức Hội thảo quốc tế; năm 2022, Học viện Tài chính tiếp tục phối hợp với Trường ĐH Greenwich, Viện kinh tế - Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) tiếp tục tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ 5 với chủ đề: “Phát triển kinh tế và kinh doanh bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa” (SEDBM5).

Sau khi tổ chức tiến hành phản biện độc lập, Ban tổ chức của của Hội thảo đã lựa chọn ra được 200 bài viết có chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu của Hội thảo để đăng kỷ yếu.

“Các gợi ý, trao đổi trong hội thảo và tổng hợp từ kết quả nghiên cứu ban đầu từ các bài viết khoa học đăng trong kỷ yếu, đã thể hiện rõ các vấn đề đặt ra cho thực tiễn phát triển kinh tế và kinh doanh bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa trước những thời cơ và rào cản thách thức mới” - PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ bày tỏ.

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp, kết hợp tuyến - thu hút hơn 1.300 diễn giả, nhà khoa học trong nước và quốc tế. Hội thảo được chia làm 2 phiên thảo luận chuyên sâu: Phát triển kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa; tài chính quản trị trong bối cảnh toàn cầu hóa. Ngoài ra, các đại biểu cùng nhau thảo luận về vấn đề môi trường phát triển thực hành kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam, thuế thu nhập doanh nghiệp; tình hình hoạt động của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam, Đánh giá tình hình quản trị công ty trong các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.