Cần đánh giá khách quan hơn về tuyển sinh và đào tạo giáo viên

GD&TĐ - “Xã hội cần có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan hơn về tình hình tuyển sinh và công tác đào tạo đội ngũ giáo viên của các trường sư phạm”. Đó là ý kiến chia sẻ của PGS.TS Lưu Trang – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) khi nói về điểm đầu vào của các ngành sư phạm và công tác đào tạo đội ngũ giáo viên hiện nay.

 Chất lượng, trí tuệ học sinh luôn được khẳng định trên đấu trường khu vực và quốc tế.
Chất lượng, trí tuệ học sinh luôn được khẳng định trên đấu trường khu vực và quốc tế.

Theo PGS.TS Lưu Trang- Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng), sau khi các trường đại học sư phạm công bố điểm chuẩn tuyển sinh đại học – cao đẳng, báo giới và dư luận xã hội xôn xao. Bên cạnh một số tin bài nhìn nhận thấu đáo, công tâm; thì còn có một số phê phán, trách móc các trường sư phạm, làm cho xã hội băn khoăn, lo lắng cho tương lai nền giáo dục nước nhà…

Những phán xét gay gắt, nặng nề về tuyển sinh các ngành sư phạm của báo đài và dư luận xã hội đã không những làm thầy cô các trường sư phạm, sinh viên đang học ngành sư phạm cảm thấy lo lắng, bất an; mà còn làm cho cả ngành Giáo dục giảm niềm tin và sự phấn khởi trước khi bước vào năm học mới với những hứa hẹn mới.

PGs. TS Lưu Trang chia sẻ: “Thật ra, điểm tuyển sinh sư phạm “thấp” như năm nay không phải là lần đầu hay mới mẻ, mà đã khá lâu rồi. Từ cuối thập niêm 80 của thế kỉ XX, đã xuất hiện tình trạng “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”. Tình trạng đó kéo dài đến đầu thế kỉ XXI, khi chủ trương miễn học phí sư phạm được áp dụng, thì học sinh giỏi mới đầu quân vào sư phạm. Tuy nhiên, sự hấp dẫn của sư phạm chỉ diễn ra khoảng 5 năm, vì kinh tế thị trường phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện nâng cao, học phí cũng không còn ý nghĩa với nhiều gia đình; thêm vào đó là việc bão hòa đội ngũ giáo viên, xin việc khó, lương thấp nên lần nữa sư phạm lại mất hấp dẫn, “mất giá”, học sinh vào sư phạm đa số ở những gia đình khó khăn, vùng nông thôn, miền núi đầu quân vào sư phạm”.

Điểm tuyển sinh đầu vào chỉ là một trong nhiều yếu tố tạo nên chất lượng đào tạo sư phạm.
 Điểm tuyển sinh đầu vào chỉ là một trong nhiều yếu tố tạo nên chất lượng đào tạo sư phạm. 

PGS.TS Lưu Trang nhìn nhận: Như vậy, suốt gần 3 thập niên qua đội ngũ giáo viên được đào tạo đa số cũng xuất phát là những học sinh “bình thường”. Nhưng chúng ta thử xem chất lượng về kiến thức, trí tuệ của học sinh chúng ta hàng chục năm qua liên tục nâng cao, được khẳng định trên đấu trường trí tuệ ở Đông Nam Á, ở châu lục và trên thế giới. Những thành quả đạt được đó đa số thuộc thế hệ những thầy giáo “bình thường” ấy. Vậy thì, xã hội có lo lắng quá khi tuyển sinh sư phạm điểm không cao như các ngành công an, quân đội.

“Sản phẩm có chất lượng và chất lượng ngày càng cao ấy, ngành Giáo dục và Đào tạo mấy thập niên qua đã chứng minh thuyết phục rằng, đó là sản phẩm của các trường sư phạm, đó là công lao đào tạo của các trường sư phạm, là sự nỗ lực không ngừng học hỏi của các thế hệ thầy cô giáo trong quá trình dạy và học tạo nên”, PGS.TS Lưu Trang khẳng định.

“Năm 2017, các đoàn tham gia Olympic Hóa học quốc tế, Olympic Toán học quốc tế và Olympic Vật lí quốc tế đều đạt kết quả cao nhất trong lịch sử tham gia.Trong đó, đội tuyển Olympic Hóa học quốc tế năm 2017 có 4/4 thí sinh dự thi giành huy chương, với thành tích 3 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc; đội tuyển Việt Nam tham gia Olympic Vật lý Quốc tế đạt 4 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc.Với 6/6 học sinh Việt Nam tham dự Olympic Toán học quốc tế lần thứ 58 năm 2017 đạt được 4 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng, giành vị trí thứ 3 trong tổng số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ.Cùng với đó, trong kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế năm 2017 lần thứ 28 được tổ chức tại London (Anh), đoàn học sinh Việt Nam cũng giàng được giải cao, với 1 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc. Và tất cả kết quả mà học sinh Việt Nam giành được trong các cuộc thi trên đấu trường khu vực Đông Nam Á, Châu lục trong thời gian qua …Đây là những kết quả thể hiện kiến thức, trí tuệ của học sinh Việt Nam, vừa là minh chứng, khẳng định về chất lượng dạy học của ngành GD&ĐT. Đó là sản phẩm đa số thuộc thế hệ những nhà giáo, giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng từ các trường sư phạm”, PGS.TS Lưu Trang nhìn nhận.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.