Cần có hệ sinh thái giáo dục đáp ứng yêu cầu dạy học phát triển năng lực số

GD&TĐ - Ngày 30/8, Phòng GD&ĐT TP Thái Nguyên và Công ty Cổ phần Giáo dục Toàn cầu Adaptive Learning (AEGlobal) đã tổ chức chương trình Tập huấn “Trang bị kỹ năng dạy học hiệu quả trong kỷ nguyên số”.

Các thầy cô tại TP Thái Nguyên cảm thấy hào hứng với những chia sẻ của chuyên gia tại buổi tập huấn về dạy học hiệu quả trong kỷ nguyên số.
Các thầy cô tại TP Thái Nguyên cảm thấy hào hứng với những chia sẻ của chuyên gia tại buổi tập huấn về dạy học hiệu quả trong kỷ nguyên số.

Khóa tập huấn có ý nghĩa quan trọng

Tham dự chương trình có bà Phạm Thị Thúy Hồng – Trưởng Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Sở GD&ĐT Thái Nguyên; PGS.TS Chu Cẩm Thơ – Trưởng Ban nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; bà Nguyễn Thị Quyên - Giám đốc Công ty Cổ phần Giáo dục Toàn Cầu Adaptive Learning (AEGlobal); ông Lê Xuân Hải – Phó Trưởng Phòng GD&ĐT TP Thái Nguyên cùng hơn 240 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đến từ một số trường Tiểu học và THCS trên địa bàn.

Khóa tập huấn nằm trong khuôn khổ việc thực hiện Chương trình Chuyển đổi số ngành Giáo dục và Đào tạo TP Thái Nguyên giai đoạn 2021 -2025, định hướng đến năm 2030. Khóa học nhằm mục đích chỉ ra những yếu tố cốt lõi của định hướng dạy học phát triển năng lực tự học, năng lực số của người học của quá trình dạy học dựa trên trải nghiệm, dạy học kết hợp.

Ông Lê Xuân Hải – Phó Trưởng Phòng GD&ĐT TP Thái Nguyên.

Ông Lê Xuân Hải – Phó Trưởng Phòng GD&ĐT TP Thái Nguyên.

Ngoài ra, khóa tập huấn giúp giáo viên sử dụng được hệ sinh thái giáo dục AEGlobal trong một số hoạt động trên lớp khi áp dụng dạy học kết hợp (Blended Learning). Từ đó chỉ ra được những lợi ích khi sử dụng hệ sinh thái giáo dục toàn diện trong đánh giá quá trình phát triển năng lực của người học.

Ông Lê Xuân Hải – Phó Trưởng Phòng GD&ĐT TP Thái Nguyên khẳng định sự cần thiết của chuyển đổi số giáo dục trong bối cảnh hiện nay, đồng thời thể hiện rõ quyết tâm thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục của thành phố. Thành phố Thái Nguyên là một trong những địa phương nỗ lực trong việc thực hiện chuyển đổi số các ngành nghề nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sáng tạo, giúp tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới.

Cũng theo lãnh đạo ngành Giáo dục TP Thái Nguyên, trong thời gian vừa qua, các hoạt động chuyển đổi số đã được lãnh đạo các cấp của đại phương này quan tâm, chỉ đạo thực hiện, trong đó chuyển đổi số trong giáo dục là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ được toàn thành phố chú trọng.

Công tác chuyển đổi số trong giáo dục luôn được các giáo viên quan tâm.

Công tác chuyển đổi số trong giáo dục luôn được các giáo viên quan tâm.

Khóa tập huấn “Trang bị kỹ năng dạy học hiệu quả trong kỷ nguyên số” là một trong những hoạt động quan trọng nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành giáo dục.

“Dù vẫn còn một số khó khăn thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục, nhưng việc tổ chức tập huấn cho các giáo viên trên địa bàn thành phố nhằm trang bị kỹ năng dạy học hiệu quả đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục là hoạt động quan trọng, bổ ích, cấp thiết để bước đầu trang bị cho các Nhà trường, thầy cô kiến thức và kỹ năng thực hiện chuyển số” – ông Lê Xuân Hải cho hay.

Nhiều kỹ năng cần thiết được truyền tải

PGS.TS Chu Cẩm Thơ cảm thấy bất ngờ bởi tinh thần đổi mới ngay cả các giáo viên cao tuổi cũng không thua kém các thầy cô giáo trẻ.

PGS.TS Chu Cẩm Thơ cảm thấy bất ngờ bởi tinh thần đổi mới ngay cả các giáo viên cao tuổi cũng không thua kém các thầy cô giáo trẻ.

Tại buổi tập huấn, PGS.TS Chu Cẩm Thơ đã có những chia sẻ sâu sắc hơn về các cốt lõi của định hướng dạy học phát triển năng lực tự học, năng lực số, dạy học dựa trên trải nghiệm. Kết nối và làm rõ việc áp dụng dạy học kết hợp (Blended learning) giúp phát triển năng lực tự học, năng lực số, tăng cường trải nghiệm của người học khi áp dụng dạy học kết hợp.

PGS.TS Chu Cẩm Thơ cũng làm rõ những yêu cầu, quy trình của dạy học kết hợp và những điều kiện của một hệ sinh thái giáo dục đáp ứng dạy học kết hợp ở mức độ cao nhất. Vị chuyên gia cũng nhấn mạnh, để thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục cần có hệ sinh thái giáo dục đáp ứng được những yêu cầu mà dạy học phát triển năng lực số đề ra; hệ sinh thái giáo dục của AEGlobal đáp ứng được những yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục.

Thạc sĩ Vũ Anh Tuấn – Giám đốc đào tạo Công ty Cổ phần Giáo dục Toàn cầu Adaptive Learning (AEGlobal) chia sẻ một số kỹ năng quan trọng như tạo đề kiểm tra cho học sinh tại chương trình.

Thạc sĩ Vũ Anh Tuấn – Giám đốc đào tạo Công ty Cổ phần Giáo dục Toàn cầu Adaptive Learning (AEGlobal) chia sẻ một số kỹ năng quan trọng như tạo đề kiểm tra cho học sinh tại chương trình.

Các thầy cô là giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông tham gia tập huấn đã có những chia sẻ, thảo luận sôi nổi cùng các chuyên gia, giảng viên, đồng thời được trải nghiệm các hoạt động trên hệ sinh thái giáo dục của AEGlobal. Khóa tập huấn đã mang lại những hiểu biết khoa học và những trải nghiệm thực tế về kỹ năng dạy học hiệu quả trong chuyển đổi số giáo dục cho giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông tại TP Thái Nguyên.

Trực tiếp nghe chia sẻ tại buổi tập huấn, cô Trần Thị Hải Yến - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nha Trang (TP Thái Nguyên) cho biết, các diễn giả đã cung cấp rất nhiều vấn đề mà đông đảo giáo viên đang quan tâm, trong đó có dạy học bằng kỹ năng số. Đặc biệt, giáo viên được thực hành một số kỹ năng dạy học như tạo đề thi, chuẩn bị bài giảng với slide trình chiếu rất khoa học. Cô mong phía đơn vị tổ chức sẽ tiếp tục có những buổi tập huấn tương tự để giáo viên có thể ứng dụng công nghệ số vào giảng dạy một cách hiệu quả nhất.

Các thầy cô rất tâm đắc với phần trình bày của diễn giả về tạo lập đề kiểm tra cho học sinh từ ngân hàng câu hỏi của hệ sinh thái giáo dục AEGlobal đưa ra.

Các thầy cô rất tâm đắc với phần trình bày của diễn giả về tạo lập đề kiểm tra cho học sinh từ ngân hàng câu hỏi của hệ sinh thái giáo dục AEGlobal đưa ra.

Cũng theo cô Yến, thông qua buổi tập huấn này, giáo viên đã được trang bị thêm một công cụ rất quan trọng để thu hút học sinh đến với bài giảng của thầy cô một cách tự nhiên nhất. Hơn nữa, hiệu trưởng có thể chỉ cần mở máy tính ra là có thể biết được đề kiểm tra của bất cứ môn nào, lớp nào để rà soát nếu cần.

"Dù vậy, điều mà một số giáo viên còn khá băn khoăn là làm sao để áp dụng phương pháp này nếu sĩ số lớp đông. Trường THCS Nha Trang có tổng số khoảng 1.800 học sinh, mỗi lớp gần 50 em. Nhà trường vẫn bố trí đủ giáo viên nhưng số lượng phòng học hạn chế nên phải cho các em học 2 ca. Trong thời gian tới, nhà trường sẽ dạy thí điểm ở một số môn tại một vài lớp, sau đó mới nhân rộng ra toàn trường" - cô Yến nói.

Học viên được đại diện Ban tổ chức tặng sách trong phần giao lưu.

Học viên được đại diện Ban tổ chức tặng sách trong phần giao lưu.

Đại diện ban tổ chức và một số cán bộ quản lý, giáo viên của TP Thái Nguyên chụp ảnh lưu niệm.

Đại diện ban tổ chức và một số cán bộ quản lý, giáo viên của TP Thái Nguyên chụp ảnh lưu niệm.

Với vai trò là học viên tham dự lớp tập huấn, cô Nguyễn Thị Hương - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đội Cấn (TP Thái Nguyên) cho rằng, ngoài những phần mềm dạy học trực tuyến đã và đang sử dụng, sau buổi hôm nay các thầy cô hoàn toàn có thể tải về một số phần mềm, ứng dụng như kế hoạch bài học, các trò chơi... để giúp giáo viên tiết giảm thời gian chuẩn bị hơn. Có như vậy, giáo viên mới thực sự áp dụng chuyển đổi số trong giảng dạy và quản lý.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ