Cần có giải pháp đột phá, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

GD&TĐ - Theo ĐBQH Nguyễn Đại Thắng, đầu tư công cần bung ra mạnh mẽ hơn nữa để thúc đẩy sản xuất kinh doanh để tăng tổng cầu của nền kinh tế.

Đại biểu Trần Chí Cường - Đoàn ĐBQH Tp.Đà Nẵng.
Đại biểu Trần Chí Cường - Đoàn ĐBQH Tp.Đà Nẵng.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 31/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại biểu Trần Chí Cường - Đoàn ĐBQH Tp.Đà Nẵng cho biết, trong bối cảnh nhiều khó khăn, tình hình kinh tế xã hội nước ta trong năm nay tiếp tục đà phục hồi tích cực.

Kinh tế cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Đây là thành tựu không thể phủ nhận, tạo đà phát triển cho đất nước trong thời gian tới.

Tuy nhiên, đại biểu chỉ ra rằng, 5/15 chỉ tiêu dự kiến không đạt yêu cầu đều ở lĩnh vực kinh tế. Điều này phản ánh tình hình sức khỏe của nền kinh tế nước ta hiện nay đang và sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Các gói chính sách của Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế chưa đạt mục tiêu như kỳ vọng.

Đại biểu cho rằng, có nhiều khó khăn thách thức trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm tới.

Chính phủ cần đánh giá toàn diện tình hình, “bắt mạch, chẩn bệnh, kê đơn” cho phù hợp. Đồng thời, có những chính sách, biện pháp đủ mạnh, đảm bảo tính khả thi hoàn thành các mục tiêu đặt ra.

Bên cạnh đó, báo cáo của Chính phủ cũng cho thấy, tăng trưởng tín dụng đến tháng 9 chỉ tăng 5,91% so với cuối năm 2022. Nền kinh tế đang khát vốn nhưng khó hấp thụ vốn, dù ngân hàng nhà nước đã 4 lần điều chỉnh lãi suất điều hành.

Điều này cho thấy tình hình sản xuất, kinh doanh đang đối mặt với nhiều khó khăn. Khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp cũng gặp nhiều trở ngại.

Cơ chế cho vay phức tạp, làm giảm sức hấp dẫn của việc vay vốn. Thị trường vốn, thị trường cổ phiếu có dấu hiệu không ổn định.

Đại biểu cũng cho rằng, chính sách hỗ trợ lãi suất 2% một năm không khả thi, chỉ giải ngân được rất ít. Hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn, nhất là các doanh nghiệp bất động sản.

Đại biểu đề nghị cần xem xét, đánh giá lại cơ chế, thủ tục cho vay cũng như việc quản lý định hướng tín dụng đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh đóng góp cho phát triển kinh tế, thúc đẩy sự phục hồi nhanh chóng và phát triển bền vững trong tương lai.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Đại Thắng - Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên nhận định, tình hình kinh tế - xã hội nước ta còn nhiều khó khăn, thách thức như trong báo cáo của Chính phủ đã chỉ ra.

Ba động lực tăng trưởng đều chưa đạt kỳ vọng, giải ngân vốn đầu tư công đạt được kết quả tích cực nhưng chưa có nhiều đột phá, chưa đạt được như kỳ vọng và chưa thực hiện được vai trò nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng - Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên.

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng - Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên.

Tiến độ giải ngân của các Chương trình mục tiêu quốc gia tiến độ, lập triển khai các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia đã có nhiều cố gắng đạt được kết quả tích cực nhưng vẫn chậm so với yêu cầu đề ra…

Để triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm 2023 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất kiến nghị một số giải pháp.

Trong đó, vốn đầu tư công là nguồn lực, động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP cao nhất của năm 2023, đầu tư công cần bung ra mạnh mẽ hơn nữa để thúc đẩy sản xuất kinh doanh để tăng tổng cầu của nền kinh tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.