Bằng cách gắn kết lại với nhau, những con kiến có thể tự mình tạo thành những cây cầu để vượt qua những khoảng trống hoặc tạo lối đi tắt khi cần thiết.
Các nhà khoa học cho rằng, cây cầu “kiến” này có thể di chuyển như bình thường cho đến khi kích thước quá lớn sẽ tự động ngừng liên kết lại. Việc khám phá tiện ích này của kiến sẽ giúp các nhà khoa học phát triển robot bầy đàn để làm công việc thăm dò và cứu hộ.
Cây cầu có thể di chuyển để tìm được quãng đường có lợi nhất.
Mặc dù việc di chuyển với quãng đường ngắn sẽ có lợi cho những con kiến, tuy nhiên, đoàn kiến rất biết cân nhắc để phân bổ lao động cho hợp lý. Có những con kiến sẽ làm cầu, kiến sẽ phân bổ lực lượng đủ dùng và những con khác sẽ có nhiệm vụ khác.
Cây cầu của kiến có thể thay đổi vị trí khi cần thiết. Việc dựng cầu và tháo cầu chỉ diễn ra trong vài giây.
Trước đó, các nhà khoa học cho rằng cầu kiến là cấu trúc tĩnh. Nhưng thực tế, những con kiến đơn lẻ có thể di chuyển để có thể tối ưu hóa khoảng cách, tốc độ di chuyển hoặc đưa đồng đội qua môi trường nguy hiểm.
Không phải cứ quãng đường ngắn nhất là được chọn. Kiến quân đội biết cách phân bổ lực lượng cho phù hợp.
Nếu ứng dụng thành công, robot đồng đội tương lai có thể sẽ biết liên kết với nhau khi gặp khó khăn hoặc địa hình phức tạp.