Căn bệnh của mỗi người

Căn bệnh của mỗi người
Đạo diễn Steven Spielberg
Đạo diễn Steven Spielberg

Ba mươi năm qua đi, tuy đã là người có tiếng tăm, Spielberg vẫn luôn hối tiếc về việc học hành dang dở. Ngày ngày trôi qua, có một giọng nói vô hình cứ vang vọng bên tai ông: “Ngày nay ông là người có quyền lực nhất Hollywood, ông đã chứng tỏ được bản lĩnh của lớp người tuổi trẻ tài cao. Nhưng thế thì đã sao? Học hành chưa tới nơi tới chốn, nghĩa là chưa tròn trách nhiệm với bản thân, có gì đáng tự hào chứ?” Do vậy mà, dù đã cực kỳ giàu có và danh tiếng, nhưng cái sự dở dang trên con đường học vấn vẫn luôn canh cánh trong lòng.

Thế là Spielberg trở về trường đại học, ông dùng tên giả đăng ký học và cũng dùng cái tên ấy để nộp bài thi. Chỉ có mấy vị giáo sư biết rõ lai lịch của ông nhưng không ai nói gì, bài làm của ông cũng như của mọi sinh viên khác đều đưa cho các học giả ngoài trường chấm. Cuối khóa học, các sinh viên phải làm bài thực hành để nộp lên trên, Spielberg chọn một đoạn dài gần 12 phút trong bộ phim “Danh sách của Schindler”, đồng thời ông cũng nộp hai đoạn ngắn của bộ phim “Hàm cá mập” và “Chạm trán người ngoài hành tinh”. Điều thú vị là đạo diễn của bộ phim “Công viên kỷ Jura” này còn phải học thêm môn “động vật hoang dã!”

Kelly, giáo viên trợ giảng khoa Điện ảnh tổng kết điểm và xếp ông loại “giỏi” với lời phê “có khả năng về điều chỉnh âm thanh, ánh sáng, về biên tập và quản lý kịch bản”.

Cuối cùng thì cả trường cũng biết “ông sinh viên” xuất sắc này là ai. Với tiếng tăm lừng lẫy như thế, Spielberg vẫn cư xử nhã nhặn và khiêm tốn. Ông luôn chấp hành nghiêm túc nội quy lớp học, chỉ duy nhất một lần ông gác chân lên bàn học. Lần đó, ông đã xin lỗi thầy và giải thích là chân ông bị trật khớp do té ngã trong khi chơi ván trượt với con trai. Giáo sư cũng nhắc nhở các sinh viên không đựơc sùng bái người bạn học siêu hạng này mà chỉ nên xem ông như người bình thường. Suốt thời gian học chung, không có sinh viên nào xin chữ ký ông. Tuy nhiên trong buổi lễ tốt nghiệp, các cô cậu đều tư hào khoe với bố mẹ: “Con tốt nghiệp cùng khóa với Spielberg đấy!”

Không ít người cho rằng những người thành danh không nhất thiết phải học hết đại học, điển hình là Bill Gates, con người giàu nhất hành tinh ấy hiện tại vẫn chưa hoàn thành chương trình đại học! Nhưng mấy ai biết chính điều đó đã tạo ra “vết thương lòng” cho ông, dù có chữa lành bằng muôn ánh hào quang, vết sẹo còn lại vẫn in hằn khó phai. Trên đường đời, sẽ có lúc chúng ta hối tiếc về một bài làm chưa nộp, một công việc còn đang dang dở, hay hối hận vì đã phụ lòng ai đó trong thời tuổi trẻ bồng bột. Lúc ấy ta mới nhận thức được vinh quang và tiền bạc đều không thể nào bù đắp được nỗi niềm hối tiếc đó, nó giống như căn bệnh phong thấp, thường phát bệnh sau tuổi trung niên.

Dù muộn màng nhưng Spelberg cũng đã chữa được “căn bệnh phong thấp” của mình.

Giữa quá trình học tập và sự thành công không thể đặt dấu bằng, nhưng chưa hoàn tất con đường học vấn cũng là điều đáng tiếc.

Trích từ “Chỉ là bước khởi đầu”Năm 1965, khi Spielberg đang học năm thứ hai khoa Điện ảnh tại trường đại học California, ông đã làm một phim ngắn dài 22 phút và gởi nó đến tham dự Liên hoan phim Atlanta.

Các nhà đầu tư Hollywood xem xong liền ký hợp đồng với Spielberg, vì thế ông bỏ dở việc học để đến Hollywood phát triển sự nghiệp của mình. Hiện tại, những gì ông có được đã chứng minh quyết định lúc đó của ông là đúng đắn. Ngày ấy, nếu ông không nắm bắt cơ hội mà chỉ chăm chăm học hết đại học, chắc chắn ông đã không thể trở thành một đạo diễn nổi tiếng như bây giờ.

Ba mươi năm qua đi, tuy đã là người có tiếng tăm, Spielberg vẫn luôn hối tiếc về việc học hành dang dở. Ngày ngày trôi qua, có một giọng nói vô hình cứ vang vọng bên tai ông: “Ngày nay ông là người có quyền lực nhất Hollywood, ông đã chứng tỏ được bản lĩnh của lớp người tuổi trẻ tài cao. Nhưng thế thì đã sao? Học hành chưa tới nơi tới chốn, nghĩa là chưa tròn trách nhiệm với bản thân, có gì đáng tự hào chứ?” Do vậy mà, dù đã cực kỳ giàu có và danh tiếng, nhưng cái sự dở dang trên con đường học vấn vẫn luôn canh cánh trong lòng.

Thế là Spielberg trở về trường đại học, ông dùng tên giả đăng ký học và cũng dùng cái tên ấy để nộp bài thi. Chỉ có mấy vị giáo sư biết rõ lai lịch của ông nhưng không ai nói gì, bài làm của ông cũng như của mọi sinh viên khác đều đưa cho các học giả ngoài trường chấm. Cuối khóa học, các sinh viên phải làm bài thực hành để nộp lên trên, Spielberg chọn một đoạn dài gần 12 phút trong bộ phim “Danh sách của Schindler”, đồng thời ông cũng nộp hai đoạn ngắn của bộ phim “Hàm cá mập” và “Chạm trán người ngoài hành tinh”. Điều thú vị là đạo diễn của bộ phim “Công viên kỷ Jura” này còn phải học thêm môn “động vật hoang dã!”

Kelly, giáo viên trợ giảng khoa Điện ảnh tổng kết điểm và xếp ông loại “giỏi” với lời phê “có khả năng về điều chỉnh âm thanh, ánh sáng, về biên tập và quản lý kịch bản”.

Cuối cùng thì cả trường cũng biết “ông sinh viên” xuất sắc này là ai. Với tiếng tăm lừng lẫy như thế, Spielberg vẫn cư xử nhã nhặn và khiêm tốn. Ông luôn chấp hành nghiêm túc nội quy lớp học, chỉ duy nhất một lần ông gác chân lên bàn học. Lần đó, ông đã xin lỗi thầy và giải thích là chân ông bị trật khớp do té ngã trong khi chơi ván trượt với con trai. Giáo sư cũng nhắc nhở các sinh viên không đựơc sùng bái người bạn học siêu hạng này mà chỉ nên xem ông như người bình thường. Suốt thời gian học chung, không có sinh viên nào xin chữ ký ông. Tuy nhiên trong buổi lễ tốt nghiệp, các cô cậu đều tư hào khoe với bố mẹ: “Con tốt nghiệp cùng khóa với Spielberg đấy!”

Không ít người cho rằng những người thành danh không nhất thiết phải học hết đại học, điển hình là Bill Gates, con người giàu nhất hành tinh ấy hiện tại vẫn chưa hoàn thành chương trình đại học! Nhưng mấy ai biết chính điều đó đã tạo ra “vết thương lòng” cho ông, dù có chữa lành bằng muôn ánh hào quang, vết sẹo còn lại vẫn in hằn khó phai. Trên đường đời, sẽ có lúc chúng ta hối tiếc về một bài làm chưa nộp, một công việc còn đang dang dở, hay hối hận vì đã phụ lòng ai đó trong thời tuổi trẻ bồng bột. Lúc ấy ta mới nhận thức được vinh quang và tiền bạc đều không thể nào bù đắp được nỗi niềm hối tiếc đó, nó giống như căn bệnh phong thấp, thường phát bệnh sau tuổi trung niên.

Dù muộn màng nhưng Spelberg cũng đã chữa được “căn bệnh phong thấp” của mình.

Giữa quá trình học tập và sự thành công không thể đặt dấu bằng, nhưng chưa hoàn tất con đường học vấn cũng là điều đáng tiếc.
 

Trích từ “Chỉ là bước khởi đầu”

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ