Cai nghiện điện thoại cho chồng

GD&TĐ - Tôi và chồng rất yêu nhau và tôn trọng nhau. Nhưng có một vấn đề nhỏ hoặc ít nhất là những gì tôi nhận thấy là một vấn đề. Chồng tôi dành phần lớn thời gian cho điện thoại. Anh liên tục lướt mạng xã hội. 

Cai nghiện điện thoại cho chồng

Tôi biết anh không làm gì sai hoặc đang lừa dối tôi bằng cách thường xuyên ngồi ngay bên cạnh và cho tôi biết anh đang làm gì cũng như đang nói chuyện với ai. Nhưng với tôi, như thế là chưa đủ. 

Tôi không tránh được cảm giác tức giận khi anh lựa chọn điện thoại thay vì tận hưởng thời gian với tôi và các con. Ngay cả khi chúng tôi ngồi ăn, anh vẫn để điện thoại trên bàn và liên tục check Facebook của mình. 

Tôi biết mạng xã hội là một phần của cuộc sống hàng ngày, vì vậy tôi băn khoăn rằng mình có đang phản ứng thái quá? Hay là mình có quyền cảm nhận như vậy? Tôi không muốn điều này làm 2 vợ chồng dần xa nhau. Tôi mệt mỏi với nhiều suy nghĩ nhưng tôi không bị rối trí mà bình tĩnh tìm giải pháp.  

Ban đầu, tôi tự quyết định rằng mình có quyền để cảm nhận theo cách của mình. Việc không lên tiếng về cảm giác của mình sẽ khiến 2 vợ chồng xa cách hơn là lên tiếng theo cách yêu thương và tích cực. Tôi đọc nhiều sách để chắc chắn rằng những cặp vợ chồng không bao giờ công khai bất đồng hoặc tranh cãi mang tính xây dựng thường có nguy cơ ly hôn cao hơn những người làm vậy. 

Cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi công nghệ thường gây cảm giác “nghiện”. Nó hoạt động như một loại thuốc kích hoạt trung tâm khoái cảm trong não. Vì vậy, việc chồng tôi nghiện Facebook cũng dễ hiểu như việc tôi đam mê mua sắm. Khi suy nghĩ theo hướng này, tôi cảm thấy mình bao dung hơn với những thói quen xấu của chồng. 

Một hôm, tôi quyết định trò chuyện thẳng thắn và cởi mở với chồng về mạng xã hội. Anh là người đàn ông cực kỳ nhạy cảm và thông minh, vì thế anh dễ dàng bắt nhịp luồng suy nghĩ của tôi. 

Anh nói: “Anh biết là em không cảm thấy thoải mái khi anh dành quá nhiều thời gian cho điện thoại nhưng mà phần lớn đồng nghiệp và bạn bè của anh đều như vậy, họ coi trọng giao tiếp ảo hơn là kết nối trực tiếp. Thậm chí có những người cảm thấy đặc biệt tự hào khi những cuộc trao đổi diễn ra công khai trên mạng xã hội. Sống và làm việc trong một tập thể như vậy, anh không thể tự tách mình ra được”. 

Tôi cũng thanh minh với anh rằng tôi không muốn trở thành một người vợ hay cằn nhằn hay một “cảnh sát mạng xã hội” nghiêm khắc nào đó. Nhưng nếu anh thấu hiểu và yêu thương tôi như những gì anh nói, thì anh nên tiếp tục cởi mở để chia sẻ vì sao đôi khi anh ưu tiên mạng xã hội hơn tôi và các con.

Buổi tối hôm đó tôi có cảm giác được anh quan tâm thực sự, chỉ bằng một cái ôm ấm áp. Tôi đã mạnh dạn nói với anh: “Em chỉ cảm thấy cuộc hôn nhân của chúng mình hạnh phúc khi biết anh tôn trọng và yêu thương em. Chính vì chúng ta còn rất yêu nhau nên em muốn anh thực sự hiện diện khi mình ở bên nhau, nếu không, em sợ rằng mối quan hệ sẽ dần rạn nứt”.

Sau buổi trò chuyện ấy, chúng tôi quyết định thực hiện nguyên tắc “không sử dụng điện thoại trong bữa ăn”. Mỗi tuần, 2 vợ chồng dành cho nhau vài buổi đi dạo quanh nhà hoặc cùng nấu ăn. Những lúc như vậy, điện thoại của anh hường ở chế độ “không làm phiền” hoặc chế độ “trên máy bay”. 

Chiến lược này không chỉ giúp vợ chồng tôi củng cố mối quan hệ mà còn giúp các con không cảm thấy như chúng đang cạnh tranh với một đội quân ảo để thu hút sự chú ý của bố. Hiện diện thực sự thông qua việc ngắt wifi theo nghi thức là một trong những món quà tuyệt vời nhất mà anh có thể dành cho tôi và các con trong thời đại công nghệ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.