Cái kết đau đớn của người đàn ông tin lời hứa chữa khỏi đái tháo đường

GD&TĐ - Thấy quảng cáo trên mạng xã hội, ông X. tin lời chi hơn 2 triệu đồng mua, sử dụng thuốc chữa đái tháo đường rồi nhập viện với tình trạng nguy kịch.

Trang Facebook ông X. mua thuốc để uống khiến lượng đường trong máu cao gấp 4 lần ngưỡng bình thường của người mắc đái tháo đường. (Ảnh: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum)
Trang Facebook ông X. mua thuốc để uống khiến lượng đường trong máu cao gấp 4 lần ngưỡng bình thường của người mắc đái tháo đường. (Ảnh: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum)

Ngày 13/10, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết, vừa chữa trị cho một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đường huyết tăng rất cao khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu, tiểu nhiều, tê bì, bủn rủn chân tay do mua thuốc không rõ nguồn gốc uống.

Trước đó, ông X. (44 tuổi, huyện Đắk Hà) phát hiện mắc đái tháo đường típ 2.

Sau đó, thấy quảng cáo, thuyết giảng trên mạng xã hội với cam kết chữa dứt điểm tiểu đường nên đã liên lạc để mua sử dụng.

Tại đây, ông X. mua 1 liệu trình gồm 4 lọ thuốc uống trong 3 tháng, giá 2,3 triệu đồng với cam kết trị hết bệnh.

Thế nhưng chỉ sau một thời gian sử dụng ông X. thấy người yếu, đau đầu nhiều, mờ mắt, chân tay tê bì nên đã đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum. Tại đây, bệnh nhân được nhập viện với chẩn đoán đường huyết tăng rất cao.

Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Ngọc Trâm - Khoa Nội tổng hợp, cho biết, qua xét nghiệm lượng đường trong máu của bệnh nhân cao gấp 4 lần ngưỡng bình thường của người mắc đái tháo đường.

Cụ thể lượng đường trong nước tiểu là 1.000 mg/dl, keton 80 mg/dl, trong khi bình thường bằng 0.

Theo bác sĩ Trâm, đường huyết tăng cao như vậy nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến hôn mê, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum khuyến cáo người bệnh cần nghiêm túc theo dõi và điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đặc biệt không tự ý mua và sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, các loại thuốc lá cây và nhất là những loại thuốc rao bán, quảng cáo như “thần dược” trên mạng xã hội”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.