Cách thức tổ chức thi đã đáp ứng yêu cầu đặt ra

GD&TĐ - Đó là nhận xét của GS.TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. GS Minh khẳng định: Kỳ thi đã đạt được 2 mục đích đó là: Xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng.

Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2018. Ảnh: Minh Phong
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2018. Ảnh: Minh Phong

* Nhiều người nhận xét, đề thi của Kỳ thi THPT quốc gia năm nay khó, vượt quá sức của thí sinh. Vậy Giáo sư nghĩ sao về vấn đề này?

- Tôi không nghĩ như vậy! Chúng ta phải căn cứ vào kết quả làm bài của thí sinh, và căn cứ trên phổ điểm để lúc đó có nhận định khách quan hơn.

Mọi nhận xét, đánh giá phải có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn. Khi đưa ra dự đoán nhiều khi trở thành võ đoán và gây nên hiệu ứng không tốt cho xã hội và phụ huynh.

Hơn nữa, đề thi của Kỳ thi THPT hoàn toàn nằm trong chương trình giáo dục phổ thông và không nằm ngoài kiến thức các em đã được học.

* Kỳ thi THPT quốc gia có 2 mục đích: Vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa xét tuyển đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, những trường đại học top đầu nên có thêm vòng tuyển sinh riêng?

- Thực ra trong tự chủ đại học, Bộ GD&ĐT đã cho phép các trường tổ chức để tuyển sinh. Nhưng vấn đề đặt ra là, vì sao các trường lại không tổ chức. Rõ ràng, các trường thấy rằng, kỳ thi này phù hợp với việc lựa chọn thí sinh để tuyển sinh nên các trường không tổ chức.

Điều này nói lên rằng cách thức tổ chức thi của chúng ta đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Cũng phải nói thêm rằng, yêu cầu của các trường đại học ở thời điểm này khác với trước đây rất nhiều. Do đó, tôi không nghĩ là các trường ngại khó, ngại khổ để tổ chức tuyển sinh, vấn đề là Kỳ thi THPT quốc gia đã đủ độ tin cậy để họ có thể tuyển sinh được những thí sinh phù hợp.

GS.TS Nguyễn Văn Minh
 GS.TS Nguyễn Văn Minh 

* Việc tổ chức kỳ thi 2 mục đích cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Nếu đề thi khó thì xã hội phàn nàn, còn đề thi dễ cũng bị phản ứng. Chính vì vậy việc ra đề rất khó khăn khi phải cân bằng 2 mục đích là xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học. Vậy GS có bình luận gì về vấn đề này?

- Tôi xin được nhắc lại một lần nừa, đây là kỳ thi để đánh giá tốt nghiệp học sinh THPT. Với phân hóa của đề thi, chúng ta thấy các ngưỡng khác nhau và các thí sinh có năng lực khác nhau.

Trên cơ sở đó, các trường đại học có thể lựa chọn những thí sinh thích ứng với trường mình. Mặt khác, những thí sinh có thể nhìn nhận những trường nào thích hợp để mà đăng ký xét tuyển.

Xin cảm ơn GS!

Với Kỳ thi THPT quốc gia, chúng ta đã có ngưỡng nào để xét tốt nghiệp THPT và có sự phân hóa để xét tuyển đại học, cao đẳng. Theo đó các trường có thể dựa vào kết quả của kỳ thi để tuyển sinh. Mặt khác, các thí sinh cũng thấy rằng mình đủ tự tin để đăng ký xét tuyển vào các trường đại học phù hợp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.