Cách nấu riêu cua đóng thành tảng đẹp mắt, thơm nức

GD&TĐ - Bạn Trần Loan (Hòa Bình) vừa chia sẻ bí quyết nấu riêu cua để thịt cua nổi đóng thành tảng cực bắt mắt, cực ngon

Cách nấu riêu cua đóng thành tảng đẹp mắt, thơm nức
Riêu cua là món ăn dân giã hết sức quen thuộc. Chế biến món này không khó, nhưng chế biến sao cho riêu cua đóng thành từng miếng đúng chuẩn thì ít người biết. Nếu không cẩn thận, thịt cua thay vì đóng thành tảng thì lại nát tươm.
Tuy nhiên, với cách làm của bạn Trần Loan chia sẻ trong nhóm Yêu bếp được rất nhiều chị em thích thú, quan tâm. Theo chị, nồi bún riêu hay lẩu riêu cua mà từng tảng thịt cua nổi bồng bềnh nhìn vừa đẹp mắt vừa ngon miệng.
Dưới đây là công thức nấu riêu cua của bạn Trần Loan:
Nguyên liệu:
- Cua đồng
- Hành khô
- Cà chua
- Đậu phụ
- Giấm táo hoặc giấm bống
- Dầu điều (1 thìa), gia vị
- Rau sống, rau thơm
Cách làm
Chỉ cần 2 lạng cua là có thể nấu được nồi nước riêu cua ngon như thế này.

Chỉ cần 2 lạng cua là có thể nấu được nồi nước riêu cua ngon như thế này. 

Cua làm sạch, khều riêng gạch ở mai bỏ riêng.
Bỏ phần cua làm sạch vào giã hoặc máy xay rồi lọc kĩ. Cua giã tay được là ngon nhất, nhưng để tiết kiệm thời gian các bạn có thể chọn cách xay cua.
Phi hành xào cà chua nêm xíu nước mắm + 1 muôi nước đun cho cà chua chín mềm ngấm mắm. Cho cà chua riêng ra bát.
Tô bún riêu cua. Topping đơn giản chỉ có đậu phụ, chả lá lốt, thịt cua, cà chua... Mọi người có thể biến tấu topping tuỳ ý: sườn sụn, thịt bò, mọc, ốc... Ăn bún riêu cua với hoa chuối, giá đỗ và tất cả các loại rau thơm.

Tô bún riêu cua. Topping đơn giản chỉ có đậu phụ, chả lá lốt, thịt cua, cà chua... Mọi người có thể biến tấu topping tuỳ ý: sườn sụn, thịt bò, mọc, ốc... Ăn bún riêu cua với hoa chuối, giá đỗ và tất cả các loại rau thơm.

Đổ nước cua đã giã hoặc xay vào nồi đun lửa nhỏ, khuấy nhẹ cho thịt cua nổi lên, dùng mui lỗ vớt thịt cua ra bát riêng rồi mới bắt đầu nấu. Phần thịt cua này các bạn sẽ cho sau cùng để thịt cua nổi đẹp mắt.
Mẹt đồ nhúng ăn kèm lẩu riêu cua.

Mẹt đồ nhúng ăn kèm lẩu riêu cua.

Đổ cà chua đã xào vào nồi nước cua đun sôi, thả đậu phụ chiên vào, nêm nếm vừa ăn.
Các bạn có thể cho thêm 2 thìa giấm táo hoặc bỗng rượu để nước dùng lẩu cua có vị chua thanh (tùy khẩu vị).
Rau ăn kèm lẩu riêu cua.

Rau ăn kèm lẩu riêu cua.

Cuối cùng là phi hành khô, cho gạch cua vào xào thơm rồi cho vào nồi nước dùng. Bước này quyết định vị thơm đặc trưng của nước dùng riêu cua.
Lưu ý, để có màu đỏ đẹp mắt các bạn cho vào nồi 1 thìa dầu điều.
Ăn riêu cua không thể thiếu rau thơm.

Ăn riêu cua không thể thiếu rau thơm. 
Cuối cùng thả thịt cua vớt lúc đầu vào nồi nước dùng là xong.
Chúc các bạn thành công.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.