Cách khơi dậy tài năng trong con bạn

GD&TĐ - Trẻ em sẽ cần gì từ thầy cô giáo và phụ huynh để phát triển các kỹ năng nhận thức, các giá trị, thái độ và những đức tính cần thiết để tạo ra thành công trong cuộc sống sau này? Dưới đây là một số ý tưởng dựa trên phương pháp của giáo sư Deborah Eyre để giúp trẻ em trở thành người thành công.

Sự tò mò là trung tâm của mọi quá trình học tập
Sự tò mò là trung tâm của mọi quá trình học tập

1. Tư duy đúng đắn

Nếu trẻ em bị mắc kẹt vào điều gì đó, bạn không nên gỡ rối, giải quyết cho bé. Hãy hỏi: “Con có thể làm điều này như thế nào? Con từng làm điều gì tương tự như vậy chưa? Lúc đó con làm gì?”. Điều này giúp các bé phát triển những ý tưởng học tập của mình và giúp các em không đầu hàng trước khó khăn.

Xây dựng tư duy nhìn xa trông rộng. Hãy hỏi “Điều gì sẽ xảy ra nếu… trời không bao giờ tối, sông cạn nước, mọi người phớt lờ luật pháp?...”. Một tính cách quan trọng của học sinh được gắn mác là “tài năng” là khả năng gắn những gì đã học với thế giới bên ngoài.

Xây dựng trí tưởng tượng. Hãy hỏi trẻ “Làm sao có thể cân một con hươu cao cổ, một con hà mã, một chiếc cầu, một ngôi nhà và một ngôi sao?”. Sự sáng tạo sẽ phát triển khả năng học tập và đóng vai trò cho sự giỏi giang của trẻ.

Phát triển tư duy phản biện và tư duy logic. Hãy hỏi “Tại sao con cho rằng… bánh mì sẽ mốc nếu con không cho vào tủ lạnh? Tại sao em bé lại khóc? Tại sao lá lại rơi khi mùa thu tới?”. Khả năng trích dẫn, đưa ra giả thuyết, đưa ra lý do và tìm kiếm bằng chứng có thể là những đặc điểm liên quan nhất tới sự thành công trong học tập.

Giúp trẻ theo dõi sự tiến bộ của mình. Hãy hỏi trẻ: “Con cần gì để có thể làm được điều này? Làm sao con có thể kiểm tra xem mình có đi đúng hướng không? Làm sao con biết mình đang làm đúng?” Đây là một trong những điều quan trọng để tối đa hóa các kỹ năng tư duy.

2. Hành vi đúng đắn

Tự tin về khả năng của mình. Đây là phương pháp giúp trẻ tự tin hơn. Nếu một đứa trẻ nói rằng bé không giỏi làm điều gì đó, bạn hãy nói rằng: “Mẹ biết con có thể. Mẹ biết điều đó khó làm nhưng con có thể học cách làm để kịp làm việc đó nếu con muốn”.

Thái độ cởi mở. Sẵn sàng đón nhận những ý tưởng mới là dấu hiệu của một người học giỏi. Bạn hãy làm gương và trở thành người cởi mở để con bạn thấy việc đón nhận những ý tưởng mới mẻ khác của mình sẽ như thế nào.

Tò mò. Trẻ em hỏi rất nhiều câu hỏi nếu bạn trả  lời hết, mặc dù số lượng câu hỏi sẽ giảm xuống đáng kể khi chúng đi học. Nhu cầu được biết nhiều hơn, sự tò mò… là trung tâm của mọi sự học tập và là yếu tố thúc đẩy việc học giỏi. Trẻ em càng tò mò, càng hay hỏi tại sao, thế nào, thì chúng càng học giỏi ở trường và thành công trong cuộc sống sau này.

Luyện tập. Đây là cách duy nhất để có thể giỏi một việc gì đó. Hãy đảm bảo luyện tập là công việc thường xuyên, được làm cẩn thận, có kế hoạch, hướng tới những mục tiêu gia tăng có thể đạt được và bé có thể luyện tập những gì bé chưa làm tốt.

Kiên trì. Để tiếp tục việc mình đang làm khi gặp trở ngại là hành vi quan trọng nhất của những người đạt thành tích cao. Bạn hãy làm gương cho con. Với trẻ nhỏ, bạn có thể nói chuyện xem việc gì sẽ xảy ra nếu không có ai kiên trì, người nông dân không thu hoạch mùa màng, người thợ xây không hoàn thành xong ngôi nhà, bác sĩ phẫu thuật không hoàn thành ca mổ… Với trẻ lớn hơn, hãy khuyến khích cảm giác tự hào về những gì bé làm được để bé có động lực và tiếp tục kiên trì.

Theo The Guardian

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.