Những câu nói kỳ diệu bé nào cũng muốn nghe

GD&TĐ - Trong số ngàn câu từ chúng ta nói với trẻ, có những lời nói giúp chúng mạnh mẽ hơn, thông minh hơn, tốt bụng hơn và tự tin hơn. Dưới đây là những câu nói mà bạn có thể áp dụng để giúp con mình phát triển và thông minh.

Những câu nói kỳ diệu bé nào cũng muốn nghe
Không nói: Nếu con cứ cư xử như vậy, sẽ không có món tráng miệng đâu! Hãy nói: Không sao, mẹ con mình cùng dọn nhé!
 Không nói: Nếu con cứ cư xử như vậy, sẽ không có món tráng miệng đâu! Hãy nói: Không sao, mẹ con mình cùng dọn nhé!

Trẻ em sẽ luôn thử thách chúng ta bằng những hành vi khiến chúng ta bực mình, như thể chúng nói với chúng ta: “Mẹ có yêu con thậm chí con thế này không?”. Câu trả lời của mẹ phải rõ ràng: “Tất nhiên là mẹ yêu con, mẹ hạnh phúc vì có con. Nếu được chọn trong số tất cả trẻ em trên thế giới, mẹ sẽ chọn con”. Khẳng định như vậy bạn sẽ giúp con mình phát triển một tâm lý vững vàng.

Hãy nói: “Mẹ yêu con!”.
Hãy nói: “Mẹ yêu con!”.  

Ba từ kỳ diệu này rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của một đứa trẻ. Nhưng bạn cũng nhớ phải kèm theo hành động: Dành thời gian cho con, chơi đùa, cười với con, ôm ấp con, thảo luận các vấn đề với con và hỗ trợ con khi cần thiết.

Không nói: Các bạn của con đều nhanh hơn con. Hãy nói: Con làm tốt hơn hôm qua rồi, con hãy tiếp tục cố gắng nhé!
Không nói: Các bạn của con đều nhanh hơn con. Hãy nói: Con làm tốt hơn hôm qua rồi, con hãy tiếp tục cố gắng nhé! 

“Ôi! Phòng của con sạch quá!”, “Ôi, giường đã được dọn rồi!”, “Con gấp quần áo đẹp quá!”, “Con làm tốt lắm”… những câu nói này giúp con bạn cảm thấy được ủng hộ và bạn có niềm tin ở con. Chúng thể hiện những nỗ lực của con bạn đã được trân trọng. Ngoài ra, bạn nên nhớ rằng “những khích lệ tích cực” sẽ tạo ra cảm giác vui vẻ và cảm xúc tích cực. Điều này sẽ khiến cho những việc làm tốt đẹp của con được lặp lại nhiều lần.

Mẹ xin lỗi vì đã mắng con!
 Mẹ xin lỗi vì đã mắng con!

Hãy xin lỗi con khi cần thiết. Chúng ta là con người và đều có thể mắc lỗi. Dũng cảm nhận lỗi và xin con tha thứ là điều rất quan trọng mà các bậc phụ huynh nên làm khi phạm sai lầm. Bằng cách này, chúng ta để trẻ biết rằng chúng ta rất yêu quý và tôn trọng trẻ. Ngoài ra, chúng ta còn dạy cho con rằng nếu ai đó phạm sai lầm, người đó nên yêu cầu sự tha thứ và không tái phạm.

Không nói: Nín ngay! Con mất đồ chơi thì ai quan tâm chứ! Hãy nói: Thật là buồn khi con bị mất đồ chơi..
Không nói: Nín ngay! Con mất đồ chơi thì ai quan tâm chứ! Hãy nói: Thật là buồn khi con bị mất đồ chơi.. 

Việc kìm chế cảm xúc tiêu cực dẫn đến chứng đau thần kinh và các bệnh tâm thần. Một đứa trẻ có quyền tức giận. Bé nên được phép đau buồn về một món đồ chơi bị mất hoặc khóc khi bị đau. Nếu cấm những cảm xúc tiêu cực, không cho chúng biểu hiện tức là cấm là chính mình, cấm được bộc lộ. 

Hãy nói: Con ơi cố gắng lên! Bố tin tưởng ở con!
Hãy nói: Con ơi cố gắng lên! Bố tin tưởng ở con! 

Bố mẹ cần để cho con hiểu rằng không thể không sợ hãi. Mọi người trên thế giới này đều sợ cái gì đó và dũng cảm chỉ là biết cách để vượt qua nỗi sợ hãi hoặc cứ hành động. Nếu con của bạn sợ điều gì đó, hãy kể cho con nghe những kỷ niệm và kinh nghiệm về cách bạn học đối phó với sự sợ hãi như thế nào.

Không nói: Mẹ biết rõ nhất, con hãy làm như mẹ nói đi! Hãy nói: Con muốn chơi gì hôm nay?
Không nói: Mẹ biết rõ nhất, con hãy làm như mẹ nói đi! Hãy nói: Con muốn chơi gì hôm nay? 

Bằng cách cho con quyền được lựa chọn là bạn đã dạy con lắng nghe chính mình và không ngại từ chối những điều trái với niềm tin, nhu cầu, sở thích của bé. Trẻ em luôn được người khác lựa chọn cho mình sẽ lớn lên trong sự bị động, dễ dàng bị người khác thao túng.

Khi yêu cầu ở trẻ một sự vầng lời một cách dễ dàng từ con bạn, bạn hãy nghĩ về 20 năm sau. Bạn có thực sự muốn con trở thành một người lớn tuân theo lời của mọi người mà không cố gắng bảo vệ quan điểm của mình?

Nên nói: Hãy thu dọn đồ chơi của con đi nào, con có nhớ lần trước con thu dọn nhanh như thế nào không?
Nên nói: Hãy thu dọn đồ chơi của con đi nào, con có nhớ lần trước con thu dọn nhanh như thế nào không? 

Bằng cách nhắc trẻ về thành công trước đây, bạn sẽ khẳng định được khả năng của bé và giúp bé nhận ra rằng bé có thể đạt được nhiều hơn thế. 

Đừng lo! Hãy thử lại nào! Lần đầu tiên không có ai hoàn hảo con ah!
 Đừng lo! Hãy thử lại nào! Lần đầu tiên không có ai hoàn hảo con ah!

“Không sao đâu, hãy thử lại đi”, “Bố tin ở con!”, “Không có ai làm tốt ngay được!”. Đây là những điều mà bạn nên nói với con khi con thất bại, thậm chí việc đó dường như nghiêm trọng (như bị điểm thấp hay trượt một kỳ thi).

Con bạn nên nhận ra rằng mỗi một người thành công đều từng mắc lỗi và những lỗi này giúp phát triển sự kiên nhẫn, kiên trì và những phẩm chất quan trọng khác. Quan trọng nhất là nó chứng tỏ thất bại của bé sẽ không ảnh hưởng tới tình yêu bạn dành cho con.

Mẹ rất vui vì chúng ta cùng làm bánh, con thấy thế nào?
 Mẹ rất vui vì chúng ta cùng làm bánh, con thấy thế nào?

“Con thấy thế nào? “Hôm nay con ra sao?”…. những câu hỏi như vậy sẽ góp phần vào sự gần gũi cảm xúc giữa cha mẹ và con cái. Nó cũng giúp bé hình thành lên suy nghĩ của mình. Cuối cùng, nó giúp trẻ đủ sự nhạy cảm và chú ý đến chính mình.

Tuyệt vời, con tự trèo lên được rồi!
 Tuyệt vời, con tự trèo lên được rồi!

Các bậc cha mẹ thường dùng đại từ “chúng ta” trong mối quan hệ với trẻ: “Chúng ta vừa bò”, “Chúng ta đi nhà trẻ”, “Chúng ta sắp lên lớp 2”. Trong giai đoạn đầu, cảm giác kết hợp giữa mẹ và con rất hữu ích cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, trong tương lai, nó cản trở sự trưởng thành và tâm lý độc lập của trẻ.

Theo Brightside

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.