Cách hình thành thói quen đọc sách cho trẻ ngay từ lúc biết chữ

Cách hình thành thói quen đọc sách cho trẻ ngay từ lúc biết chữ

Trẻ không có nhiều thời gian để đọc sách

Theo các chuyên gia, tỉ lệ đọc sách của người Do Thái đứng đầu thế giới. Chính những cuốn sách mang đến cho họ những kiến thức, những giá trị tâm hồn, phát huy tính sáng tạo của họ. Một trong những điều tạo nên thành công của người Do Thái chính là việc từ nhỏ đã được rèn thói quen đọc sách.

Bố mẹ Do Thái dạy con “cháy nhà phải mang theo sách". Bởi sách là vô giá, không một tài sản nào có thể giá trị hơn những cuốn sách với đầy tri thức được thể hiện qua các câu chữ.

Theo TS. Diêu Lan Phương - giảng viên trường Đại học KHXHNV (ĐHQGHN), đọc sách là cách giải trí tích cực, giúp trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ và làm giàu vốn sống. Đọc quan trọng như vậy, nhưng trong thời đại 4.0 ngày nay, trẻ em không có nhiều thời gian để đọc.

Khi đứa trẻ khoảng 9-10 tuổi, khi thói quen đã trở thành cố định, việc uốn nắn trở nên khó khăn hơn nhiều. Cho nên, ngay từ lúc 1-2 tuổi, bố mẹ hãy dành thời gian đọc sách cùng con trước khi đi ngủ. Thực tế, không phải bé nào cũng hào hứng với việc này ngay từ đầu, nhưng dần dần sẽ trở thành thói quen.

Việc đọc tùy thuộc vào mỗi đứa trẻ, bố mẹ nên xem xét mức độ nhận thức của con để chọn sách có dung lượng và nội dung phù hợp. Ngoài ra, việc chọn sách cũng nên chú ý đến sở thích của trẻ, mỗi đứa trẻ có thể sẽ có những sở thích riêng. Vì vậy, lúc mới bắt đầu, nên quan sát trẻ để chọn được dòng sách/chủ đề sách mà trẻ thích thú.

Ngoài ra, đặc trưng tư duy của trẻ cũng là yếu tố tham chiếu cho bố mẹ. Tư duy của trẻ em mầm non là trực quan – hình ảnh; tư duy của trẻ cấp 1 là trực quan – cụ thể. Nghĩa là đa số trẻ em ở độ tuổi nhi đồng đều thích những cuốn sách sinh động, nhiều màu sắc và hình ảnh, câu chuyện gần gũi, sống động, dễ hiểu.

Vậy nên nếu muốn rèn thói quen đọc sách cho trẻ, chính bố mẹ hãy rèn luyện thói quen đó cho chính mình. Hãy dạy trẻ tầm quan trọng của việc đọc sách, và hãy làm gương cho trẻ thấy bố mẹ cũng luôn phải luyện bằng cách đọc sách như thế.

Bố mẹ cùng con nuôi dưỡng đam mê đọc sách từ bé chính là một trong những món quà ý nghĩa, cho tuổi thơ của con tràn ngập sắc màu và hơn hết là mở cho con cánh cửa tri thức bước ra thế giới rộng lớn bên ngoài.

Cần khích lệ văn hóa đọc sách cho học sinh.
Cần khích lệ văn hóa đọc sách cho học sinh.

Lộ trình phát triển văn hóa đọc

Bên cạnh bố mẹ, trường học - ngôi nhà thứ hai của trẻ cũng cần khích lệ văn hóa đọc sách. Giới trẻ nói chung ở nước ta hiện nay – đối tượng cần đọc nhiều sách nhất để khôn lớn, cho việc xây dựng cuộc sống trong tương lại lại không có thói quen đọc sách, không có niềm đam mê đọc sách. Đây là một thực trạng rất đáng lo ngại.

Có rất nhiều lý do ảnh hưởng tới văn hóa đọc hiện nay, sự phát triển như vũ bão của Internet, của mạng xã hội, các chương trình giải trí trên truyền hình... đã ảnh hưởng rất lớn tới thói quen đọc sách.

Để hình thành nên thói quen đọc sách ngoài môi trường gia đình, xã hội... nhà trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định hình thành nên thói quen đọc sách đó ở mỗi cá nhân. Thực tế đã có nhiều trường học xác định tạo ra văn hóa đọc như một hoạt động của mình như Trường Tiểu học Minh Khai A (Bắc Từ Liêm), Trường PTLC Olympia; Trường Vietschool (thuộc Tập đoàn BV Group),

Trong đó, trường Vietschool đã hợp tác với TS. Diêu Lan Phương – giảng viên Trường Đại học KHXHNV (ĐHQGHN), chủ nhiệm CLB Ngôn ngữ & EQ để nâng cấp và phát triển chương trình giáo dục văn hóa đọc với lộ trình, phương pháp và học liệu bài bản dành riêng cho bậc tiểu học.

Nhà trường đã đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất như xây dựng thư viện khang trang với không gian rộng rãi, đa dạng về đầu sách phù hợp với độ tuổi của học sinh trong trường. Trong những giờ tự học, tự đọc học sinh được chia sẻ, thảo luận với cùng nhau đã giúp các em tìm ra được hứng thú của việc đọc, từ đó tăng thêm mong muốn khám phá những cuốn sách mới.

Có thể nói, để xây dựng được một văn hóa đọc vững mạnh, hãy hình thành nhu cầu đọc sách, thói quen đọc sách cho học sinh ngay từ lúc bắt đầu biết đọc. Bởi chỉ khi như thế, trẻ mới biết tự khai sáng cho mình, mà một trong những môi trường cần thiết cho người tự học đó chính là sách.

Sách như là một cánh cửa mà khi bước qua đó, tâm thế chúng ta thay đổi, có thêm đĩnh đạc, có thêm kiến thức và có thêm tâm huyết để xây dựng một cuộc sống văn minh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.