Cách hấp cua đỏ au, không rụng chân

Hấp cua không khó nhưng nếu bạn làm sai cách món ăn sẽ mất ngon.

Cua hấp là món ăn đơn giản, dễ chế biến nhưng khi nấu cũng cần có bí quyết để cua hấp thơm ngon, ngọt thịt.

Trước khi hấp, bạn cần "cắt tiết" cua. Việc "cắt tiết" cua vừa giúp việc làm sạch đơn giản hản, vừa không bị cua cắp. Cua cũng không bị rụng chân hay càng khi rửa và khi hấp.

Để "cắt tiết" cua, bạn hãy chuẩn bị một con dao nhọn. Sau đó đưa thẳng mũi dao vào phần đầu tam giác của yếm cua. Đây được cho là phần tim của con cua. Giữ con dao trong khoảng 30 giây để cua chết hẳn. Sau đó, bạn chỉ cần dùng một chiếc bạn chải cọ sạch phần vỏ bên ngoài con cua dưới vòi nước.

Sau khi đã làm sạch, hãy xếp cua vào nồi. Lưu ý, khi đặt cua nhớ ngửa phần bụng lên trên, phần mai xuống dưới. Việc này vừa giúp cua được nóng đều. Như vậy, phần nước ngọt trong thịt cua cũng không bị chảy ra ngoài trong quá trình hấp.

Để cua hấp dậy mùi thơm và không bị tanh, bạn cần chuẩn bị thêm gừng, sả. Sả rửa sạch, cắt khúc rồi đập dập hoặc chẻ nhỏ. Gừng cạo vỏ thái sợi. Xếp gừng xen kẽ với cua.

Thêm một lượng nước lạnh vừa đủ vào nồi, không cần quá nhiều.

Bạn cần nhớ rằng, khi hấp hay luộc cua phải dùng nước lạnh. Nước lạnh sẽ giúp cua chín từ từ. Nếu dùng nước nóng, nhiệt độ tăng đột ngột sẽ làm cua chín không đều. Ngoài ra, việc nhiệt độ tăng đột ngột cũng làm cua dễ bị rụng chân.

cua-hap-03
Bạn có thể áp dụng cách tương tự khi muốn hấp ghẹ. 
Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.