Cách giúp phòng tránh đau dạ dày do căng thẳng

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - GS.TS Katie Spencer, cha mẹ không nên ngạc nhiên khi một số trẻ bị đau đầu và/hoặc đau dạ dày vì sợ đến trường.

Trẻ có thể đau dạ dày khi căng thẳng.
Trẻ có thể đau dạ dày khi căng thẳng.

Phàn nàn của trẻ về cơn đau dạ dày vào buổi sáng có thể xuất hiện do căng thẳng hoặc lo lắng ở trường. Những cảm xúc khó khăn cũng có thể làm trầm trọng thêm cơn đau đã tồn tại từ trước.

Lo lắng gây đau dạ dày

Theo các chuyên gia y tế, nếu trẻ kêu đau bụng và đau đầu, nhiều khả năng là tình trạng này bắt nguồn từ sự lo lắng ở trường học.

GS.TS Katie Spencer, Bệnh viện Nhi đồng Monroe Carell Jr. ở Vanderbilt (Mỹ) cho biết, cha mẹ không nên ngạc nhiên khi một số trẻ bị đau đầu và/hoặc đau dạ dày vì sợ đến trường.

GS Katie Spencer là một nhà tâm lý học nhi khoa được cấp phép với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc với trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên mắc các bệnh mãn tính, rối loạn lo âu và tâm trạng.

Nữ chuyên gia này đồng thời làm việc với trẻ em nhập viện vì các tình trạng y tế và/hoặc sức khỏe tâm thần. Bà giúp trẻ em nhận ra rằng, tất cả chúng ta đều có cảm giác thể chất đi kèm với cảm xúc của mình.

GS Spencer giải thích, khi hào hứng, chúng ta có thể cảm thấy tràn đầy năng lượng, trong khi lúc tức giận, chúng ta có thể cảm thấy nóng nảy và căng thẳng. Một đứa trẻ có thể cảm thấy khó chịu trong bụng khi nghĩ về bài kiểm tra ở trường. Trẻ cũng có thể thấy tim đập “thình thịch” trước khi thử sức cho một đội thể thao, hoặc khó thở lúc nghe tin xấu.

“Cảm giác thể chất kết nối với cảm xúc là hiện tượng phổ biến và luôn xuất hiện. Điều này được gọi là kết nối tâm trí cơ thể. Khi lo lắng, buồn bã hoặc căng thẳng trong một thời gian dài, không chỉ trẻ em mà cả người lớn cũng có thể cảm thấy đau đầu, đau dạ dày hoặc gặp tình trạng khó chịu về thể chất”, GS Spencer cho biết.

Việc trẻ bị đau đầu hoặc đau dạ dày có thể xuất hiện do những nguyên nhân thực tế. Vì vậy, nếu điều này xảy ra thường xuyên ở trẻ, phụ huynh nên thảo luận về tình trạng của con mình với bác sĩ nhi khoa. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng, những lời phàn nàn về cơn đau dạ dày vào buổi sáng cũng có thể do căng thẳng hoặc lo lắng ở trường học gây ra.

Giải tỏa tâm lý

Cha mẹ cần hỗ trợ trẻ khi con đau dạ dày vì lo lắng.

Cha mẹ cần hỗ trợ trẻ khi con đau dạ dày vì lo lắng.

“Nhiều trẻ em gặp khó khăn trong việc hiểu cảm xúc của chúng kết nối như thế nào với các triệu chứng thể chất này. Có thể hữu ích khi phụ huynh nói chuyện với con mình về mối liên hệ giữa tâm trí và cơ thể. Sau đó, gọi tên cũng như xác thực cảm xúc của con.

Đồng thời, phụ huynh cần nhận ra rằng, nỗi đau mà con gặp phải là có thật. Để trẻ biết rằng, con có thể nói chuyện với cha mẹ về tình trạng sức khoẻ và nhận được hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng là vô cùng quan trọng”, nữ chuyên gia nhấn mạnh.

GS Spencer cho biết, tình trạng lo lắng ở trẻ em đang ngày một gia tăng. Báo cáo đã ghi nhận nhiều trẻ em bị đau dạ dày và có các triệu chứng cơ thể. Khi các triệu chứng kéo dài và nghiêm trọng hơn, trẻ có thể khó khăn khi thực hiện những hoạt động thường ngày, như đi học, chơi thể thao và giao lưu với bạn bè. Một số trẻ không chịu đi học hoặc được nhà trường cho phép nghỉ. Chu kỳ này có thể lặp đi lặp lại và gây khó khăn cho các gia đình.

Phương pháp hỗ trợ

GS Spencer gợi ý, phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp để giảm bớt sự lo lắng ở trường học của trẻ. Cụ thể, hãy để trẻ tiếp tục thực hiện các sinh hoạt bình thường hằng ngày. Ngay cả khi cơn đau xuất hiện, hãy duy trì một thói quen đều đặn, bao gồm đi học cũng như tham gia các hoạt động thể thao và xã hội.

Nếu cần giảm bớt một số hoạt động, hãy chắc chắn rằng, cha mẹ không áp dụng bất kỳ biện pháp đối xử “đặc biệt” nào. Chẳng hạn, không để con ở nhà và chơi điện tử cả ngày.

Bởi nếu ở nhà vui hơn, trẻ sẽ cảm thấy rằng, không có lý do gì để quay lại trường. Sau đó, hãy cho trẻ tăng dần hoạt động. Phụ huynh cần nói chuyện với giáo viên của con, cố vấn trường học và bác sĩ nhi khoa. Từ đó, giúp trẻ đủ điều kiện sức khoẻ và trở lại trường học.

“Các phụ huynh hãy giảm sự chú ý dành cho triệu chứng của con mình. Thay vào đó, hãy tập trung vào những gì trẻ có thể làm hơn là những gì con không thể. Nói về cơn đau và chú ý đến những lời phàn nàn tình trạng sức khoẻ có thể làm cho tình huống tồi tệ hơn”, chuyên gia nhận định.

Trong trường hợp này, cha mẹ hãy giúp con chuyển sự chú ý khỏi nỗi đau sang các hoạt động gây mất tập trung và đưa ra những chiến lược đối phó hữu ích. Các chiến lược đối phó có thể bao gồm hít thở sâu và thư giãn cơ bắp. Trẻ cũng cần học kỹ năng đối phó mọi tình huống với sự bình tĩnh và vui vẻ.

GS Spencer chia sẻ, các cha mẹ nên coi việc một đứa trẻ nghỉ học giống như người lớn không đi làm. Nếu trẻ nghỉ học nhiều, thì đó là dấu hiệu cha mẹ cần giúp đỡ.

Phụ huynh hãy bắt đầu bằng cách nói chuyện với cố vấn, y tá trường học để lập một kế hoạch. GS Spencer cũng khuyến khích cha mẹ thực hành các chiến lược đối phó với con mình, biến việc cùng nhau vượt qua các triệu chứng trở thành một trải nghiệm tích cực.

Theo My Southern Health

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ