Nhiều trẻ dưới 10 tuổi mắc bệnh dạ dày

GD&TĐ - Viêm dạ dày là bệnh đường tiêu hóa thường gặp, bao gồm cả ở trẻ nhỏ.

Bệnh dạ dày đang có xu hướng tăng và ngày càng trẻ hóa. Ảnh minh họa.
Bệnh dạ dày đang có xu hướng tăng và ngày càng trẻ hóa. Ảnh minh họa.

Song, triệu chứng bệnh ở trẻ có nhiều khác biệt so với người lớn. Ngoài ra, nhiều phụ huynh còn chủ quan. Do đó, không ít trẻ đã gặp biến chứng nguy hiểm.

Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết vừa tiếp nhận trường hợp bé trai N.G.N (9 tuổi, Hà Nội) mắc viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Gia đình bé cho biết, khoảng 1 tháng nay, trẻ xuất hiện mệt mỏi, chán ăn, đau bụng.

Bố mẹ nghĩ trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên cho uống men vi sinh. Tuy nhiên, tình trạng trẻ không giảm mà có dấu hiệu nặng hơn. Sau đó, gia đình quyết định đưa con đến bệnh viện để thăm khám. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi loét hang vị dạ dày, H.P dương tính, trào ngược dạ dày thực quản độ A.

Thực tế, một bộ phận không nhỏ người dân cho rằng, bệnh đau dạ dày chỉ gặp ở người lớn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, quan niệm này là sai lầm. Bác sĩ Lưu Tuấn Thành - chuyên khoa tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Medlatec - cho biết: “Bệnh lý dạ dày phổ biến nhất trong cơ cấu mặt bệnh đường tiêu hóa hiện nay. Điều đáng lo ngại là bệnh có xu hướng tăng và ngày càng trẻ hóa. Chúng tôi đã gặp không ít các trường hợp bé trai, bé gái dưới 10 tuổi mắc bệnh dạ dày”.

Theo bác sĩ Thành, nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh dạ dày ở trẻ là vi khuẩn H.P, hoặc do thói quen ăn uống. Theo nhiều nghiên cứu tại Việt Nam, có 70 - 80% dân số có vi khuẩn H.P trong dạ dày.

Đặc biệt, những gia đình có con nhỏ cần cảnh giác. Bởi, nguyên nhân lây nhiễm vi khuẩn H.P. có thể do chính thói quen hay gặp như mớm đồ cho trẻ, ăn chung bát đũa, đồ chấm trong bữa ăn.

Đáng lo ngại, các phụ huynh dễ nhầm lẫn những cơn đau bụng thường hoặc đau bụng giun với cơn đau dạ dày. Do đó, chủ quan không đưa trẻ đi khám.

Theo số liệu thống kê, trong 60% trẻ nhập viện do viêm dạ dày, có một nửa trường hợp là đau bụng kéo dài trên 3 tháng mà chưa được điều trị. Từ đó, dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày...

Do vậy, chuyên gia khuyến cáo, nếu thấy con có những dấu hiệu bất thường trong thời gian dài, cha mẹ cần cho trẻ đi khám kịp thời.

Các dấu hiệu gồm: Biếng ăn, đặc biệt là nôn ói thường xuyên; hay đau bụng; đầy hơi, ợ chua, dễ nôn (trớ), khó tiêu; da mặt xanh xao, sụt cân, hoặc tăng cân chậm; đi ngoài phân đen, hoặc phân lẫn máu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mùa hoa cải thường rơi vào khoảng giữa tháng 11 đến tháng 12…

Rực rỡ hoa cải vàng khoe sắc bên sông

GD&TĐ - Mùa này, những cánh đồng cải vàng ven dòng sông Đuống, ở các thôn: Chi Đông, Chi Nam, Gia Lâm (xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội), đang bung nở rực rỡ.

Prompt đang trở thành một nghề mới trong lĩnh vực AI. Ảnh: Jakub Jirsak/Law.

Bình dân học vụ AI

GD&TĐ - Với mong muốn ‘Bình dân học vụ AI, phổ cập AI’, Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông tổ chức khóa đào tạo ngắn hạn về Prompt Engineering.

Đau Dạ dày và nguyên nhân