Không thể phủ nhận rằng, môi trường xung quanh luôn có tác động sâu sắc đến việc hình thành cá tính của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tính cách căn bản của trẻ phần nhiều được thừa hưởng do di truyền từ cha mẹ. Thế nên, mỗi em bé có khuynh hướng thể hiện những đặc điểm nổi bật về cá tính theo từng độ tuổi khác nhau.
Điều này dễ nhận biết qua bố mẹ, nhờ vào năng lực mà trẻ có được cũng như khả năng tự kiểm soát bản thân, sự tư tin, đối đáp khi giao tiếp, thích nghi trong nhiều tình huống, khám phá xung quanh, phản ứng tự vệ, bày tỏ cảm xúc… Thời gian giữa sáu tuần lễ và ba tháng tuổi, trẻ có thể rơi vào một trong số ba hình thái cá tính như sau:
- Có thể hoàn toàn “tốt” hoặc “dễ chịu”, việc ăn ngủ kết hợp với nhau một cách thuận tiện theo môi trường xung quanh. Hiếm khi trẻ tỏ ra nhiệt tình với những phản ứng của bạn.
- Thỉnh thoảng, nhìn tập trung vào những đốm sáng, biết “vòi vĩnh” được đi chơi và kết bạn. Điều này sẽ làm trẻ cảm thấy hài lòng và tạo sự kích thích việc bé có thể tự chơi một mình khi dần lớn lên.
- Là người trung gian của những cảm xúc buồn vui lẫn lộn và luôn chờ đợi bạn “giải tỏa” những tâm trạng này cho trẻ nhỏ.
Trẻ thường có những biểu hiện khác biệt về tính cách từ khá sớm. Chỉ trong khoảng vài tháng đầu tiên sau khi chào đời, tự thân mỗi trẻ đã có khuynh hướng bắt đầu trở nên “khác biệt” nhau hơn. Dưới đây là một số đặc điểm về cá tính nổi bật khi trẻ dần lớn lên:
- Tỏ ra vô tư, điềm đạm và hay mơ mộng.
- Tỏ ra cáu gắt và khó chịu, muốn thể hiện vai trò của người chỉ huy.
- Thể hiện tính giao tiếp, qua vai trò người ủng hộ.
- Tỏ ra quyết đoán và nghiêm trang.
- Tỏ ra độc lập và thường ương ngạnh, khó bảo.
- Có trí tưởng tượng phong phú, đôi khi còn gặp khó khăn.
* Giao tiếp xã hội ở bé gái: Bé gái có khuynh hướng phát triển những kỹ năng về giao tiếp xã hội và sinh hoạt theo nhóm với người khác sớm hơn so với bé trai. Tuy vẫn có trường hợp cá biệt nhưng nhìn chung, ở bé gái thường:
- Giao tiếp xã hội tốt sơn so với bé trai và dễ hình thành tình bạn thân thiết ngay từ lúc còn nhỏ.
- Có tính phục tùng theo những yêu cầu của người lớn hơn bé trai ngay từ lúc còn nhỏ.
- Ít thể hiện tính ganh đua và thái độ gây hấn hơn so với bé trai.
- Biết xoay sở trước những tình huống như cảm xúc, thể chất và nhận thức tốt hơn so với bé trai.
* Giao tiếp xã hội ở bé trai: Bé trai có khuynh hướng phát triển những kỹ năng về xã hội chậm hơn so với bé gái, trong khi một số bé trai khác lại có khuynh hướng vượt trội hơn về phương diện này. Nhìn chung, ở bé trai thường:
- Phát triển những kỹ năng giao tiếp chậm hơn so với bé gái.
- Có tính gây hấn cao hơn so với bé gái.
- Có nhiều bạn bè hơn, nhưng có khuynh hướng suy nghĩ nông cạn và xốc nổi hơn so với bé gái.
- Dễ bị tổn thương hơn bé gái.
- Thường tỏ thái độ bản thân trong cách cư xử hơn so với bé gái, nhất là muốn thể hiện “quyền lực” của mình.