Muối
Với đồ gỗ bị nấm mốc thì muối là thành phần nhà bếp tác dụng tốt nhất. Cho đồ dùng vào trong xoong nước muối và đun sôi trong vòng 5 phút. Sau khi vớt ra thì lau khô mặt với khăn sạch rồi phơi dưới ánh nắng mặt trời trong ít nhất 1 ngày.
Với đồ gỗ bị nấm mốc thì muối là thành phần nhà bếp tác dụng tốt nhất. |
Baking Soda
Trộn hỗn hợp nhão gồm baking soda và nước cốt chanh. Bôi đều hỗn hợp lên đồ dùng bằng gỗ rồi phơi nắng trong nửa tiếng. Cuối cùng, rửa sạch lại bằng nước nóng.
Nước ấm
Một trong những lời khuyên tốt nhất và đơn giản nhất để làm sạch đồ dùng nhà bếp bằng gỗ là bằng cách rửa chúng bằng nước nóng. Bạn có thể rửa các đồ dùng bằng nước nóng hàng ngày sau khi sử dụng.
Chanh
Bóp nước cốt của chanh và pha loãng với nước sôi. Bây giờ thả đũa, thìa bằng gỗ vào trong dung dịch và ngâm trong 15 phút. |
Một trong những thành phần bếp tốt nhất mà bạn có thể sử dụng để làm sạch bất kỳ góc nào trong nhà là chanh. Bóp nước cốt của chanh và pha loãng với nước sôi. Bây giờ thả đũa, thìa bằng gỗ vào trong dung dịch và ngâm trong 15 phút. Nếu nước nguội thì lại tiếp thêm nước sôi. Sau 15 phút, lấy đồ ra và lau sạch bằng khăn bông rồi phơi dưới nắng mặt trời cho khô hết từ ngoài vào trong.
Bạn cũng có thể thay chanh bằng các loại quả cùng họ như bưởi, cam, quýt, quất,...
Giấm
Pha một chén giấm với một bát nước. Thêm một thìa mật ong rồi khuấy đều dung dịch. Nhúng khăn bông vào dung dịch, vắt khô rồi dùng để lau đồ dùng bằng gỗ. Lặp lại 2 lần để đồ dùng bóng đẹp.
Tác hại từ đồ ăn bằng gỗ bị mốc
Gây ngộ độc thực phẩm, nhiễm độc mãn tính
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm cấp tính thường do các loại vi khuẩn như campylobacter jejuni, salmonella, escherichia coli, staphylococcus, clostridium botulinum.
Thông thường, những đồ dùng bằng gỗ hết hạn thường tích nước. Khi rửa liên tục, nếu không bảo quản khô ráo, những đồ dùng này dễ bị biến chất, có mùi chua và có các chấm mốc. |
Đặc biệt, khi chế biến những món ăn đậu phộng, bắp, khô dừa, khô đỗ tương... những loại nấm aspergilus flavus, aspergilus pataciticus có trong thực phẩm này bị dính trên đồ ăn gỗ. Sau mấy ngày chúng dễ sinh độc tố aflatoxin rất độc hại, có thể gây nhiễm độc mãn tính.
Aflatoxin là chất độc không bị phân hủy ở nhiệt độ sôi thông thường (100 độ C) mà chỉ bị phân hủy trên 120 độ C.
Gây ung thư
Thông thường, những đồ dùng bằng gỗ hết hạn thường tích nước. Khi rửa liên tục, nếu không bảo quản khô ráo, những đồ dùng này dễ bị biến chất, có mùi chua và có các chấm mốc. Lúc này chúng lại trở thành mảnh đất màu mỡ cho các loại vi khuẩn như vi khuẩn tụ cầu vàng và E.coli phát triển, hay tiết ra độc chất gây ung thư aflatoxin. Aflatoxin là loại chất độc gây ung thư gan và mang tới nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Danh, Khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM cũng cho biết, các loại đũa gỗ có chất lượng kém, không trơn láng sẽ dễ bị bám thức ăn, nếu rửa không sạch sẽ khiến vi trùng, nấm mốc phát triển, gây ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện ở đường tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, nếu ngộ độc nặng có thể tử vong do trụy tim mạch.
Cách phòng tránh
- Các gia đình hãy lưu ý khi sử dụng đồ ăn bằng gỗ, nếu thấy bị mốc thì phải vứt bỏ ngay, vì khi mốc, chúng tiết ra chất độc gây ung thư. Đồng thời bạn nên ghi nhớ, đũa, thìa... cũng có hạn sử dụng, sau khi dùng 3-6 tháng, hãy thay loạt đũa, thìa... mới để đảm bảo sức khỏe của mình và gia đình.
- Khi mua đồ ăn bằng gỗ, nên mua những loại có thương hiệu, không ham rẻ để mua những loại không có nguồn gốc, xuất xứ, dễ gây bệnh.
- Khi mua về, chú ý nên đem rửa sạch, luộc qua với nước sôi rồi để khô, như vậy toàn bộ vi khuẩn trên đó sẽ chết. Bởi vì trong quá trình chế tạo, những đồ vật này rất dễ bị nhiễm khuẩn.
- Khi rửa, rửa nhẹ tay để tránh bào mòn lớp vỏ bên ngoài. Lớp màu vỏ đũa, thìa... có thể không phải màu thật của nó. Sau khi rửa, phơi khô rồi mới cho vào ngăn chạn, nếu không, độ ẩm và kín của chạn bát sẽ khiến những đồ dùng này dễ bị mốc, dẫn đến gây bệnh.