Bệnh này không nguy hiểm, có thể tự lành sau một vài tuần nhưng lại rất dễ tái phát. Nhiệt miệng thuộc dạng bệnh không có nguyên nhân rõ ràng. Nguyên nhân sinh bệnh được cho là do chức năng miễn dịch bị suy giảm, do cọ sát làm tổn thương niêm mạc (ví dụ như đánh răng hay bé ngậm phải vật sắc nhọn), bị cắn và bị kích thích từ bên ngoài, do rối loạn bài tiết bên trong, do dị ứng với thuốc và thực phẩm, do nhiễm khuẩn hay virus gây nên.
Nhiệt miệng khiến trẻ kém ăn, hay quấy khóc
TRỊ DỨT ĐIỂM CƠN HO BẰNG HOA ĐU ĐỦ ĐỰC
1. Chữa nhiệt miệng bằng mật ong
Khi bé bị nhiệt miệng, mẹ có thể dùng mật ong để chữa bệnh cho bé. Cho bé ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là phương pháp kinh điển trong dân gian và được nhiều mẹ sử dụng để chữa nhiệt miệng. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ uống.
2. Cho bé ngậm chất chát
Chất chát có tính sát trùng (kháng khuẩn, kháng vi-rút) nên sẽ rất nhanh chóng chữa lành các nốt lở do nhiệt miệng. Bạn không cần tìm kiếm ở đâu xa. Có những chất chát lành tính, rất dễ kiếm trong tự nhiên. Ví dụ như nước chè xanh, rau dắp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… Cho bé ngậm một ngụm nước chè xanh (không cần uống nhé, chỉ ngậm rồi nhả ra thôi) trong khoảng 5-10 phút, bé sẽ đỡ nhiều.
3. Uống nước khế chua
Khế có tác dụng thanh nhiệt rất cao
DÙNG NƯỚC DỪA TRỊ NÁM CHO TRẺ NHỎ
Khế là một trong những loại quả có tác dụng thanh nhiệt rất cao. Bạn có thể áp dụng thử “bài thuốc” đơn giản, lành tính, không tác dụng phụ này: Dùng 2-3 quả khế tươi, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, có thể cho chút ít đường phèn nếu bé không chịu uống chua, chờ khi nguội thì cho bé ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, tác dụng thanh nhiệt sẽ tốt hơn khế ngọt.
4. Bôi lá rau ngót
Lá bồ ngót (có nơi gọi là bù ngót, rau ngót) không chỉ dùng nấu canh ăn rất mát mà còn có tác dụng chữa nhiệt miệng vô cùng hữu hiệu. Bạn tước lá bồ ngót tươi, rửa sạch, sau đó mang giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm hỗn hợp này bôi vào chỗ sưng đau, lở trong miệng bé. Ngày bôi 2 – 3 lần sẽ giảm ngay các nốt lở do nhiệt miệng.
Rau ngót chữa nhiệt miệng vô cùng hữu hiệu
CÁCH LÀM MIẾNG DÁN MẬT ONG TRỊ HO CHO TRẺ
5. Cà chua ép
Bạn sẽ bất ngờ với tác dụng của cà chua trong việc chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, đừng nấu chín mà hãy dùng cà chua tươi để ép lấy nước uống. Chỉ sau khi uống vài ly nước cà chua ép trong ngày, bạn sẽ thấy dấu hiệu của các nốt lở nhiệt miệng lành nhanh thấy rõ.
6. Nước cam, chanh
Bản thân nước cam, chanh không “đặc trị” chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, chúng đều chứa rất nhiều vitamin C nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bé yêu của bạn vượt qua những căn bệnh do vi-rút, vi khuẩn gây ra (trong đó có nhiệt miệng). Bạn có thể cho bé uống 1 ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày. Tuy nhiên, đừng cho bé uống khi bụng đói.
Phòng tránh nhiệt miệng
- Hạn chế các chất cay nóng, đặc biệt trong ngày hè nóng nức. Không chỉ khiến cơ thể bị nhiệt, loét miệng mà nó còn khiến bạn bị nổi mụn, nóng gan, gây mẩn ngứa, tích tụ độc tố cho gan.
- Không uống rượu bia, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt,…
- Tăng cường ăn những thực phẩm mát, có tính giải nhiệt, mát gan cao để giúp cơ thể thanh nhiệt.
- Uống thật nhiều nước để giải tỏa nhiệt trong cơ thể.
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Chữa chứng khóc đêm bằng mẹo dân gian cực hiệu quả
Bình An (T/H)
Theo Đời sống Plus