Vào thời gian trăng sang( giai đoạn từ 13 đến 16 âm lịch) cua ốm. Cua dính phèn màu cam càng nhiều thì càng chắc.
Cua đồng: màu tím nâu dùng để nấu bún riêu, canh bún, canh riêu… Lúc mua, bạn nên chọn loại cua đồng có càng khỏe, luôn chĩa càng lên chực quắp nếu bạn động vào nó, chân còn đầy đủ, bò nhanh, mình to và mập, mai có màu xanh xanh, đặc biệt là chúng phải sủi bọt “Nấu cơm” liên tục. Bạn phải nhớ cho thật kỹ cua đồng chết không ăn được.
Muốn biết cua chắc hay không bạn lật ngửa cua, lấy ngón tay ấn vào yếm cua, thấy không lún là cua chắc. Cua ốp thường ít thịt và ăn không ngon, dễ bị khai. Khi chọn cua, tốt nhất nên chọn cua sống, trường hợp cua biển bị chết nên chọn loại nguyên càng và chân mai có màu xanh xám, các gai ở hai đầu mai cua vẫn còn, không bị sức gãy. Bạn thử đặt con cua vào lòng bàn tay, nếu thấy các khớp xương co duỗi nhanh nhạy và hội đủ những điều kiện trên thì đó là cua tươi.
Bí quyết nấu canh cua đồng trong và nhiều gạch
Khi mua cua ngoài chợ về, bạn nên tự chọn, làm cua và xay cua tại nhà như vậy nước canh cua vừa sạch lại ngọt hơn.
Khi xay thịt cua, nên dùng cối nhỏ giã nhỏ cua và lọc. Cho thêm 1 chút muối, bột canh vào thịt cua trong quá trình giã.
Lúc mới đặt lên bếp nấu thì lấy đũa dài khuấy đều. Sau khi nước ấm nóng hơn các mẹ nên đun nhỏ lửa, mở hé vung để tránh canh cua trào ra ngoài.
Khi khều gạch cua ra nên phi gạch cua với hành khô thật thơm rồi mới đổ gạch vào đảo qua cho dậy mùi. Sau đó trút vào nồi nước lọc cua, làm như vậy nồi canh sẽ rất thơm và gạch sẽ có màu vàng óng rất hấp dẫn. Khi cho rau vào bạn không nên đổ ào ào mà lựa một góc để cho rau vào nồi và dìm rau xuống nhẹ nhàng. Như vậy sẽ không làm nát hoặc vỡ gạch cua.
Cách này cũng đảm bảo khi bạn bắc nồi canh cua xuống sẽ có cả một nồi gạch cua. Nước cua rất trong không cần phải lấy muôi có lỗ hớt riêng phần gạch ra để vào bát rồi mới tiếp tục đổ vào nồi rau khi rau đã chín...