Các trường đã sắp xếp thời khóa biểu linh hoạt hơn

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - 100% các trường xây dựng được kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ/Sở GD&ĐT. Khi tổ chức thực hiện, việc xếp thời khóa biểu đã linh hoạt hơn

Cô trò tại một trường học của huyện Than Uyên (Lai Châu) trong giờ học.
Cô trò tại một trường học của huyện Than Uyên (Lai Châu) trong giờ học.

Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn số 4020/BGD&ĐT-GDTrH ngày 22/8/2022 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2023. Tất cả các Sở GD&ĐT căn cứ hướng dẫn tại Công văn 4020 ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học trong đó có nội dung xây dựng kế hoạch giáo dục của các cơ sở giáo dục.

Ví dụ, Lào Cai đã ban hành văn bản số 1212/SGD&ĐT-GDTrH, ngày 26/7/2022 giao quyền tự chủ của nhà trường trong thực hiện chương trình giáo dục tại các đơn vị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường; phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường,…

Nghệ An ban hành Công văn 804 SGD&ĐT-GDTrH ngày 27/4/2022 hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2022-2023. Công văn này đã hướng dẫn cụ thể các cơ sở giáo dục về: Nguyên tắc, quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục; sản phẩm kế hoạch giáo dục bảo đảm yêu cầu tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục; phương án tổ chức dạy học, điều kiện đảm bảo để tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá đối với lớp 6,7, 10 và các lớp còn lại…

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, qua theo dõi và báo cáo của các tỉnh, 100% các trường đã xây dựng được kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ và của Sở GD&ĐT.

Các tổ chuyên môn chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục. Trong đó xây dựng phân phối chương trình, nhất là với chương trình mới, bài học trong sách giáo khoa linh hoạt về thời lượng, phù hợp thực tế đội ngũ, cơ sở vật chất, nên việc chủ động bố trí thời gian từng bài đã trở thành công việc bình thường... Các kế hoạch giáo dục đều được phê duyệt và gửi về Sở/Phòng GD&ĐT để theo dõi, quản lý.

Khi tổ chức thực hiện, việc xếp thời khóa biểu bắt đầu đã linh hoạt hơn so với năm học trước, phù hợp chuyên môn của giáo viên, bảo đảm định mức giờ dạy/tuần. Đối với giáo viên được phân công dạy cả 2 chương trình các trường chủ động điều chỉnh thời khóa biểu để bố trí cho phù hợp.

Việc thực hiện chương trình đảm bảo tiến độ, bảo đảm nội dung theo quy định. Việc tổ chức dạy học tạo điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh theo quy định của Chương trình GDPT 2018.

Tuy nhiên, qua báo cáo của các tỉnh và kết quả kiểm tra một số địa phương cho thấy còn một số tồn tại, cụ thể:

Việc phân công giáo viên dạy các môn học mới như môn Khoa học tự nhiên, Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp, nội dung giáo dục địa phương chưa bảo đảm thực hiện nguyên tắc phân công giáo viên phù hợp với năng lực chuyên môn theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT dẫn tới khó khăn trong việc bảo đảm chất lượng đồng thời làm tăng áp lực của giáo viên.

Khi xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường (việc xếp thời khóa biểu) chưa bảo đảm tính linh hoạt và phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, phân công giáo viên đảm nhận các môn học mới, trong khi những giáo viên đó vẫn phải đảm nhiệm môn học theo Chương trình GDPT 2006. Điều này dẫn đến ở một số thời điểm giáo viên phải dạy ở lớp 6, 7 vượt quá nhiều so với định mức/tuần, ảnh hưởng nhiều đến việc dạy các môn học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sóng nước biển Đông. Ảnh: Bình Thanh

Gửi tới Trường Sa

GD&TĐ - Trong những ngày đầu tháng Tư, mẹ bắt đầu chuyến công tác xa nhà dài ngày, nửa tháng trước, mẹ đã thông báo tới chúng con đôi điều về chuyến công tác.
Minh họa/INT

Tuyến yên và bệnh lý liên quan

GD&TĐ - Tuyến yên là tuyến rất nhỏ, nằm ở vị trí kín đáo và được bảo vệ rất cẩn thận trong hộp sọ chắc chắn.
Phòng tuyến Ukraine đang dần sụp đổ

Phòng tuyến Ukraine đang dần sụp đổ

GD&TĐ - Thiếu trang thiết bị và nhân lực, lực lượng Kiev dường như đang dần sụp đổ về nhiều mặt, trong khi Nga đang tăng tốc các hoạt động trên bộ mỗi ngày.