Các quốc gia trên thế giới đang phòng chống đậu mùa khỉ thế nào?

GD&TĐ - Hiện châu Âu và Mỹ vẫn là điểm nóng lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. Tính đến nay, thế giới đã ghi nhận hơn 26.000 ca bệnh đậu mùa khỉ ở 87 quốc gia và vùng lãnh thổ, ít nhất 10 trường hợp tử vong.

Ảnh: AP.
Ảnh: AP.

Việt Nam kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ với tinh thần và giải pháp "sớm một bước, cao hơn một mức"

Theo nhận định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam nằm trong khu vực Tây Thái Bình Dương có mức nguy cơ xâm nhập của bệnh từ thấp đến trung bình. Đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh, tuy nhiên khả năng xuất hiện ca bệnh trong thời gian tới hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi bệnh đã ghi nhận tại nhiều quốc gia, hoạt động giao thông đi lại giữa đã được nới lỏng.

Để chủ động kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ với tinh thần và giải pháp "sớm một bước, cao hơn một mức", không để xảy ra dịch chồng dịch, bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân, Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt, chỉ đạo thông suốt, quyết liệt, huy động các cấp, ngành, đoàn thể tham gia vào công tác phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ và chịu trách nhiệm trước về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 23/7 đã tuyên bố đậu mùa khỉ là Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế (PHEIC).

Để chủ động ứng phó, chẩn đoán điều trị bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch ứng phó với ba tình huống: Chưa có bệnh nhân; bệnh xâm nhập; dịch lan rộng. Đồng thời, Bộ ban hành hướng dẫn người nghi nhiễm hoặc mắc đậu mùa khỉ cách ly tại trạm y tế hoặc bệnh viện, điều trị triệu chứng, có thể dùng thêm thuốc đặc hiệu.

PGS. TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì cuộc họp khẩn trực tuyến về phòng chống bệnh đậu mùa khỉ ở nước ta. Ảnh: BYT.

PGS. TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì cuộc họp khẩn trực tuyến về phòng chống bệnh đậu mùa khỉ ở nước ta. Ảnh: BYT.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như: Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

Người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi; không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng...

Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời; chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

Bộ Y tế đã chủ động chỉ đạo các Viện Vệ sinh dịch tễ/ Viện Pasteur, Sở Y tế các tỉnh, thành phố triển khai các biện pháp sẵn sàng dự phòng đáp ứng với dịch bệnh đậu mùa khỉ.

Bộ Y tế đã chủ động chỉ đạo các Viện Vệ sinh dịch tễ/ Viện Pasteur, Sở Y tế các tỉnh, thành phố triển khai các biện pháp sẵn sàng dự phòng đáp ứng với dịch bệnh đậu mùa khỉ.

Mọi người cần tránh tiếp xúc gần với người mắc hoặc nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ; tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở, nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.

Người đến các quốc gia có lưu hành dịch, bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ). Khi quay trở về Việt Nam, người dân cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn; đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Mỹ thành lập nhóm công tác về đậu mùa khỉ

Ngày 2/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định thành lập nhóm công tác, phản ứng nhanh với bệnh đậu mùa khỉ.

Dòng người chờ tiêm phòng bệnh đậu mùa khỉ hôm 21/7 tại Mỹ. Ảnh: New York Times.

Dòng người chờ tiêm phòng bệnh đậu mùa khỉ hôm 21/7 tại Mỹ. Ảnh: New York Times.

Việc Tổng thống Mỹ quyết định thành lập nhóm công tác về đậu mùa khỉ là một trong những nỗ lực nhằm kiểm soát sự gia tăng, lây lan của căn bệnh này tại Mỹ.

Thống kê của Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết, tính đến ngày 1/8, đã có 5.811 ca bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện ở 48 bang, trong đó một số bang như New York, California, Illinois đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.

Kể từ khi ca bệnh đầu tiên được phát hiện ở Mỹ ngày 18/5 đến nay, hơn 1,1 triệu liều vắc xin đậu mùa khỉ đã được phân phối về các bang của Mỹ. Năng lực xét nghiệm của hệ thống y tế nước này đã được nâng từ 6.000 lên 80.000 ca mỗi tuần, nhưng số ca bệnh vẫn chưa có chiều hướng giảm.

Nhóm công tác do hai chuyên gia y tế có kinh nghiệm điều phối, sẽ xây dựng chiến lược và chương trình hành động của chính quyền nhằm đối phó với đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay.

Đơn vị này cũng sẽ chịu trách nhiệm điều phối nguồn lực để đẩy mạnh việc điều trị, chữa trị, tăng cường khả năng cung cấp các xét nghiệm, đẩy mạnh việc tiêm chủng và điều trị cho những người mắc bệnh, cung cấp thông tin cho cộng đồng về virus đậu mùa khỉ, cách thức lây lan của nó và cách phòng chống hữu hiệu nhất.

Pháp: Khoảng 100 trung tâm tiêm vắc xin ngừa bệnh đậu mùa khỉ được thành lập

Tại Pháp, đến nay, đã có khoảng 100 trung tâm tiêm vắc xin ngừa bệnh đậu mùa khỉ được thành lập, trong đó, thủ đô Paris có 25 cơ sở. Tính đến ngày 29/7, tại Paris, cơ quan y tế đã tiêm được hơn 8.000 mũi vắc xin.

Chính phủ Pháp cho biết nếu thiếu nhân lực phục vụ tiêm chủng, việc huy động thêm lực lượng sẽ được triển khai, trong đó có cả các sinh viên đang theo học ngành y.

Pháp có số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ cao thứ 5 trên toàn thế giới, với gần 2.000 ca.

"WHO không khuyến cáo sử dụng vaccine tiêm đại trà cho người dân. Một số vaccine đã được đăng ký lại để được phép sử dụng trong trường hợp việc tiêm chủng cần được thực hiện.

Việc tiêm chủng vaccine đậu mùa khỉ có thể được tiến hành cho các nhóm đối tượng như sau:

  • Người đã tiếp xúc với người bệnh- tiêm phòng sau phơi nhiễm.
  • Người hỗ trợ các trường hợp mắc bệnh- tiêm chủng chủ động cho nhóm này để phòng ngừa lây nhiễm gồm nhân viên y tế, nhân viên làm việc tại các phòng xét nghiệm.

Hiện tại căn cứ trên sự rủi ro, lợi ích, cộng thêm virus đậu mùa khỉ không dễ lây lan, bệnh có thể tự khỏi nên chúng ta không cần tiêm chủng đại trà vào thời điểm này" - BS Socorro Escalante, Quyền Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh.

Ấn Độ: Thiết lập 70 phòng cách ly tại 6 bệnh viện để ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ lây lan

Chính quyền bang New Delhi, Ấn Độ, vừa công bố kế hoạch thiết lập 70 phòng cách ly tại 6 bệnh viện để ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ lây lan.

Các phòng cách ly đang được thành lập tại ba bệnh viện công và ba bệnh viện tư nhân trên toàn bang. Cho đến nay, Ấn Độ phát hiện 8 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, trong đó có một trường hợp đã tử vong.

Tại New Delhi nói riêng, ít nhất 3 trường hợp đã được báo cáo và tất cả đều không đi ra nước ngoài trong thời gian gần đây.

Trường hợp đầu tiên mắc đậu mùa khỉ ở Ấn Độ, ghi nhận ở bang Kerala vào ngày 14/7, đã hồi phục và xuất viện cách đây vài ngày.

Hình ảnh virus đậu mùa khỉ dưới kính hiển vi điện tử tại phòng thí nghiệm thuộc Viện nghiên cứu và kiểm soát bệnh truyền nhiễm Robert Koch của Đức, ngày 23/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN.
Hình ảnh virus đậu mùa khỉ dưới kính hiển vi điện tử tại phòng thí nghiệm thuộc Viện nghiên cứu và kiểm soát bệnh truyền nhiễm Robert Koch của Đức, ngày 23/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN.

Thái Lan lên kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ

Cục Kiểm soát Dịch bệnh Thái Lan (DCD) hôm 3/8 thông báo một du khách người Đức đến thăm đảo Phuket ở miền Nam Thái Lan đã trở thành trường hợp thứ ba được xác nhận mắc bệnh đậu mùa khỉ tại nước này.

Cảnh báo lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ ở Thái Lan. Ảnh: ThaiPBS.
Cảnh báo lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ ở Thái Lan. Ảnh: ThaiPBS.

Tiến sĩ Opas Karnkawinpong - Cục trưởng Cục Kiểm soát Dịch bệnh Thái Lan (DCD) lưu ý rằng cả ba trường hợp đậu mùa khỉ được xác nhận ở Thái Lan đều là nam giới, phù hợp với dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rằng 98% bệnh nhân là nam có quan hệ tình dục đồng giới.

Thái Lan đang lên kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ cho các nhóm có nguy cơ cao.

Tiến sĩ Opas Karnkawinpong - Cục trưởng Cục Kiểm soát Dịch bệnh Thái Lan (DCD). Ảnh: The Nation Thailand.

Tiến sĩ Opas Karnkawinpong - Cục trưởng Cục Kiểm soát Dịch bệnh Thái Lan (DCD). Ảnh: The Nation Thailand.

Theo Bộ Y tế nước này, lô vắc xin đầu tiên gồm 1.000 mũi dự kiến sẽ được vận chuyển tới Thái Lan trong nửa sau tháng 8. Số vắc xin này sẽ đủ tiêm cho 500 người. Tuy nhiên, hiện chưa quyết định các nhóm nào thuộc diện ưu tiên.

Đến nay, Thái Lan đã ghi nhận 2 ca mắc đậu mùa khỉ, ca đầu tiên là một người Nigeria du lịch tới Phuket, ca thứ hai là một người Thái Lan.

Châu Âu là tâm chấn của dịch bệnh với 70% trường hợp người mắc và 25% ở châu Mỹ. Số ca tử vong hiện nay là 8 trong đó 5 trường hợp ở châu Phi và 3 được ghi nhận bên ngoài lục địa này. Khoảng 10% các trường hợp phải nhập viện.

Theo giới chức y tế, những người có tiếp xúc gần với các ca nhiễm đã được truy vết và hiện không có ca nhiễm nào khác.

Kể từ tháng 5, các bệnh viện tại Thái Lan đã được yêu cầu sàng lọc các trường hợp có thể mắc bệnh này và ngay lập tức thực hiện xét nghiệm đối với những bệnh nhân nghi nhiễm.

Bỉ mở rộng tiêm chủng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Tại Bỉ, ngày 1/8, Bộ trưởng Y tế Liên bang, Yves Van Laethem, thành viên của Hội đồng Y tế cấp cao Bỉ cho biết tiêm chủng ngừa bệnh đậu mùa khỉ sẽ được mở rộng trong tuần này.

Những nhóm được ưu tiên tiêm vắc xin là đồng tính luyến ái hoặc chuyển giới, đồng tính luyến ái nam mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hoặc mang virus HIV, hoặc dùng thuốc để ngăn ngừa nhiễm virus trong quan hệ tình dục.

Việc tiêm phòng được thực hiện với 2 liều, cách nhau ít nhất 28 ngày. Liều vắc xin thứ 3 được khuyến cáo đối với những người bị suy giảm miễn dịch.

Hiện Bỉ đã có 3.000 liều vắc xin Imvamune của Công ty dược phẩm Đan Mạch Bavarian Nordic và dự kiến sẽ nhận được 30.000 liều vào thời gian tới.

Cho tới nay, Bỉ ghi nhận 393 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ