8 thông tin cần biết về bệnh đậu mùa khỉ

GD&TĐ - Trung tâm kiểm soát dịch bệnh HCDC Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra 8 thông tin cần biết về bệnh đậu mùa khỉ.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Nguồn video: HCDC.

Tại Việt Nam, hiện chưa ghi nhận sự xuất hiện của đậu mùa khỉ tuy nhiên Bộ Y tế đã và đang cảnh báo về nguy cơ xâm nhập của bệnh, đồng thời kêu gọi người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh hơn chữa bệnh, từ đó bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả những người xung quanh.

Bộ Y tế đánh giá nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam của bệnh đậu mùa khỉ và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi khác là hiện hữu khi dịch bệnh đã lây lan nhanh ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới.

Tại hội nghị trực tuyến tiến độ tiêm vắc xin Covid-19 và tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức ngày 2/8, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đề nghị các bộ ngành/các đơn vị trực thuộc Bộ và các địa phương tập trung đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêm vắc xin Covid-19; Theo dõi chặt chẽ sự xuất hiện của các biến thể mới của Covid-19, bệnh đậu mùa khỉ và các bệnh truyền nhiễm khác.

Vào ngày 23/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra tuyên bố về tình trạng khẩn cấp của bệnh đậu mùa khỉ do tốc độ lây nhanh và nguy cơ lan rộng đến nhiều quốc gia trên thế giới.

WHO cũng ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 5 trường hợp tử vong tại 75 quốc gia ở tất cả 6 khu vực của WHO.

Tại các nước Đông Nam Á cũng đã ghi nhận những ca nhiễm đầu tiên, cụ thể ở Singapore là 9 trường hợp kể từ tháng 6, Thái Lan: 1 trường hợp, Campuchia: 1 trường hợp.

Đa số bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng thứ phát, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng giác mạc kèm theo mất thị lực, viêm phế quản phổi, viêm não, thậm chí là tử vong với tỷ lệ dao động lên đến 11%.

Đặc biệt, với nhóm đối tượng trẻ em, phụ nữ có thai và người suy giảm miễn dịch, bệnh thường dễ trở nặng và gặp biến chứng hơn.

Do đó, WHO khuyến cáo nhóm đối tượng này nên được điều trị và theo dõi chặt chẽ tại bệnh viện để phòng ngừa các nguy cơ cho sức khỏe.

Các chuyên gia y tế khẳng định, đứng trước đậu mùa khỉ, hiện tại chúng ta không nên quá hoang mang mà chỉ cần nâng cao cảnh giác và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa trên là đủ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cán bộ Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) trả lời thắc mắc của học sinh Trường THCS Thanh Xuân về tác hại của thuốc lá điện tử. Ảnh: TG

Hình thành thói quen 'nói không với thuốc lá'

GD&TĐ - Các nhà trường đã và đang triển khai nhiều giải pháp đa dạng để tuyên truyền về tác hại của khói thuốc, giúp học sinh hình thành thói quen “nói không với thuốc lá”.