Các nhà khoa học phương Tây nói về việc nghiên cứu “chất lạ“trong bầu khí quyển Mặt Trời

GD&TĐ - Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Rublin (Ireland) và các nhà khoa học Pháp đã tuyên bố về việc nghiên cứu "chất lạ" trong bầu khí quyển của mặt trời.

Bầu khí quyển Mặt Trời
Bầu khí quyển Mặt Trời

Tạp chí Nature Communications đã nói về một trạng thái vật chất đặc biệt được nghiên cứu kỹ lưỡng trong bầu khí quyển mặt trời bằng kính viễn vọng vô tuyến và camera tia cực tím.

"Chất lạ" được nói đến ở đấy là plasma. Các nhà vật lí Ireland và Pháp cho rằng nghiên cứu về plasma trong khí quyển mặt trời có thể là chìa khóa để tạo ra các máy phát năng lượng hạt nhân an toàn, hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Bầu khí quyển mặt trời tồn tại ở trạng thái plasma
 Bầu khí quyển mặt trời tồn tại ở trạng thái plasma

Các nhà khoa học cho biết, hầu hết các chất mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng hoặc khí, nhưng phần lớn vũ trụ, bao gồm cả mặt trời được cấu tạo bởi plasma – một chất không ổn định và tích điện. Mặc dù plasma là chất phổ biết nhất trong vũ trụ, tuy nhiên, nó vẫn là một ẩn số đối với các nhà khoa học. Nguyên nhân là do plasma rất khó để nghiên cứu trong điều kiện tự nhiên trên Trái Đất.

Tiến sĩ Carly từ Đại học Dublin lưu ý rằng plasma trong bầu khí quyển của Mặt trời có nhiệt độ lên tới hơn 1 triệu độ C. Các hạt của nó chuyển động với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng. Khi tương tác với sóng vô tuyến ở một tần số nhất định, chúng sẽ phát sáng. Điều này giúp nghiên cứu những đặc tính và phản ứng của plasma.

Nhiệm vụ của các nhà khoa học hiện nay là tạo ra plasma nhiệt hạch hạt nhân ổn định và an toàn. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc tính của plasma trên Mặt Trời giúp các nhà khoa học có thể so sánh với những điều kiện trên Trái Đất để chế tạo các lò phản ứng nhiệt hạch. Đó là các nhà máy điện hạt nhân an toàn hơn, sạch hơn và hiệu quả hơn.

Theo Topwar.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ