'Các đơn vị lực lượng đặc biệt phương Tây đã tới lãnh thổ Ukraine'

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Theo tờ Financial Times, các đơn vị lực lượng đặc biệt của phương Tây đã có mặt ở Ukraine, mặc dù thông tin này chưa được công bố chính thức.

'Các đơn vị lực lượng đặc biệt phương Tây đã tới lãnh thổ Ukraine'

Thông tin do tờ Financial Times (FT) đưa ra sau khi dẫn lời một quan chức quân sự cấp cao của châu Âu, khi nêu bật sự tham gia không chính thức của phương Tây vào cuộc xung đột Ukraine.

“Mọi người đều biết rằng lực lượng đặc biệt của phương Tây có mặt ở Ukraine, chỉ là họ chưa công bố chính thức mà thôi”, ấn phẩm FT nhấn mạnh.

Theo đánh giá, tuyên bố mới đây từ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về khả năng gửi quân tới Ukraine được coi là một phần của chiến lược này.

Tại một hội nghị gần đây tổ chức ở Paris do ông Macron khởi xướng, việc ủng hộ Ukraine đã được thảo luận. Mặc dù đã bàn thảo về khả năng gửi binh sĩ NATO, nhưng vấn đề vẫn chưa đạt được sự đồng thuận giữa những người tham gia cuộc họp.

Thành phần cuộc họp bao gồm đại diện của Đức, Anh, Ba Lan, Đan Mạch và Hà Lan.

Các tuyên bố sau đó của chính quyền nhiều nước châu Âu cho thấy họ chưa có ý định cử lực lượng quân sự đến giúp đỡ Kyiv một cách trực tiếp.

Pháp đã cố gắng làm rõ quan điểm của mình khi Ngoại trưởng Stephane Sejournet nhấn mạnh rằng sự hiện diện quân sự của phương Tây ở Ukraine sẽ không đồng nghĩa với là một bên trong cuộc xung đột.

Bộ trưởng Quốc phòng Sebastien Lecornu nói thêm, không có cuộc thảo luận nào về xung đột với Nga, ông nhấn mạnh việc cân nhắc hỗ trợ thêm cho Ukraine là bình thường.

Phản ứng của Điện Kremlin trước lời nói của Tổng thống Macron rất gay gắt.

Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho rằng những hành động như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến xung đột quân sự trực tiếp giữa Nga và NATO, coi việc thảo luận đưa quân tới Ukraine là một lời tuyên chiến.

Hiệu suất tác chiến cao bất thường của Patriot trên đất Ukraine dẫn đến nhận định đó là do các quân nhân NATO trực tiếp điều khiển.

Hiệu suất tác chiến cao bất thường của Patriot trên đất Ukraine dẫn đến nhận định đó là do các quân nhân NATO trực tiếp điều khiển.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng thông tin về sự hiện diện của quân nhân nước ngoài tại khu vực xung đột đã được lưu truyền khá lâu.

Một số chuyên gia quân sự Nga cáo buộc các sĩ quan NATO đã trực tiếp điều khiển những vũ khí công nghệ cao mà NATO viện trợ Ukraine.

Điển hình như hệ thống phòng không Patriot, rất khó có khả năng Mỹ đồng ý cho binh sĩ Ukraine toàn quyền điều khiển một tổ hợp phòng thủ tên lửa vẫn là xương sống của NATO khi Kyiv chưa có tư cách thành viên.

Không chỉ có vậy, hiệu suất tác chiến cao bất thường của Patriot khi bắn hạ nhiều máy bay chiến đấu và tên lửa cũng được nhận xét là không phải chiến công của những quân nhân chỉ mới làm quen với hệ thống này một thời gian ngắn.

Nhưng cần lưu ý, thông tin này vẫn chưa nhận được bất kỳ xác nhận chính thức nào từ Bộ Quốc phòng Nga, Moskva cho rằng lính đánh thuê nước ngoài có liên quan đến cuộc xung đột chứ không phải quân NATO chính quy.

Ukraine tuyên bố hệ thống Patriot đã bắn rơi cùng lúc 6 tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal của Nga.

Theo Financial Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ