Các đại học Mỹ, Anh, Úc cùng Iran hợp tác nghiên cứu UAV?

GD&TĐ -  Học giả từ các trường đại học danh tiếng ở Mỹ, Anh và Úc được cho là đã hợp tác với một trường đại học Iran về nghiên cứu liên quan đến UAV.

UAV quân sự của Iran (Ảnh: Tasnim)
UAV quân sự của Iran (Ảnh: Tasnim)

Tờ The Guardian đã tiết lộ thông tin trên khi trích dẫn một bài báo năm 2023 do các nhà nghiên cứu từ Đại học Houston, Đại học Southampton, Đại học New South Wales và Đại học Công nghệ Sharif cùng viết.

Theo nhật báo trên, nghiên cứu này xem xét "việc sử dụng UAV trong mạng không dây và làm trung tâm liên lạc". Nó liên quan đến khả năng của UAV trong việc thiết lập các kênh liên lạc mới khi gặp phải hoạt động gây nhiễu.

The Guardian cho biết họ "không thấy bằng chứng nào" cho thấy nghiên cứu do Viện Kỹ sư Điện và Điện tử của Mỹ công bố "trái với bất kỳ lệnh trừng phạt nào hoặc vi phạm bất kỳ luật nào".

Trong những năm qua, Iran đã có những bước tiến lớn trong việc phát triển năng lực UAV, nổi lên là một trong những nước dẫn đầu thế giới về công nghệ UAV.

Sự tiến bộ này nhờ tiềm năng và bí quyết trong nước trong bối cảnh đối mặt với các lệnh trừng phạt rộng rãi do Mỹ và các đồng minh áp đặt.

Iran hiện có thể sản xuất UAV có khả năng mang tên lửa tấn công với tầm bắn 2.000 km.

UAV này còn có khả năng tàng hình và gây nhiễu radar cũng như khả năng bay liên tục lên tới 24 giờ.

Tháng 9 năm ngoái, Tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Iran tiết lộ rằng nhu cầu mua UAV tinh vi do Iran sản xuất lớn hơn nhiều so với sản lượng của nước này.

Theo Press TV

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.