Các đại học châu Á ưu tiên nghiên cứu gì sau đại dịch?

GD&TĐ - Tác động của dịch bệnh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư nghiên cứu và phát triển nhằm chuẩn bị cho những cú sốc và tăng khả năng phục hồi kinh tế.

Nghiên cứu để ứng phó với đại dịch trong tương lai được châu Á ưu tiên.
Nghiên cứu để ứng phó với đại dịch trong tương lai được châu Á ưu tiên.

Một số nơi ở châu Á gần đây đã có các biện pháp thích ứng trước những biến cố về y tế có thể xảy ra trong tương lai.

Vắc-xin và phục hồi kinh tế 

Trong một báo cáo của chính phủ vào đầu năm nay, Hàn Quốc cho biết sẽ chi 37 triệu USD để phát triển các phương pháp điều trị và vắc-xin chống các bệnh lây nhiễm mới. Số tiền này nằm trong ngân sách dành cho khoa học – CNTT – truyền thông trị giá 5,2 tỉ USD cho năm nay, tăng 12% so với năm 2020. Trong đó, trọng tâm là nghiên cứu cơ bản, cũng như các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo để thúc đẩy nền kinh tế đổi mới, sáng tạo.

Kinh nghiệm cho thấy nhờ chính sách đầu tư lâu dài, quyết liệt vào nghiên cứu cơ bản đã giúp con người giành thắng lợi khi ứng phó với dịch bệnh, trong đó đáng chú ý là dịch SARS. Hàn Quốc là một trong những quốc gia kiểm soát đại dịch Covid-19 tương đối tốt trong thời gian đầu nhờ việc đầu tư đúng chỗ. Phó Chủ tịch phụ trách nghiên cứu Park Hyun-Wook của Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) cho biết “khả năng cạnh tranh mạnh mẽ của lĩnh vực sản xuất ở Hàn Quốc cũng đã dẫn đến thành công trong việc kiểm soát sớm được đại dịch”.
Trước những lợi ích của các khoản đầu tư trên, tháng 12 năm ngoái, Singapore đã công bố tăng chi tiêu cho kế hoạch 5 năm đối với Nghiên cứu, Đổi mới và Doanh nghiệp (được gọi là RIE2025). Số tiền này tăng lên 18,75 tỉ USD so với 14.25 tỉ USD của kế hoạch 5 năm trước đó.

Chủ tịch ĐH Quốc gia Singapore (NUS) Tang Eng Chye cho biết, đây là một sự gia tăng đáng kể và các trường sẽ có thêm kinh phí để nghiên cứu. “Chính phủ rất hoan nghênh những phản hồi từ hệ sinh thái nghiên cứu ở Singapore đối với Covid-19 và đó là một dấu hiệu tốt cho chính phủ thấy việc đầu tư bền vững vào nghiên cứu và đổi mới là rất quan trọng” – ông nói.

Tăng ngân sách đầu tư cho nghiên cứu khoa học.
Tăng ngân sách đầu tư cho nghiên cứu khoa học.

Những sáng kiến mới

Tại NUS, một số nhà khoa học đã chuyển sang nghiên cứu liên quan tới Covid-19 song song với nghiên cứu riêng của mình, bao gồm việc tối ưu hóa các bộ xét nghiệm. Hoạt động này vẫn đang diễn ra vì cuộc chiến chống đại dịch được dự đoán là sẽ kéo dài. 

Tại Đài Loan, Phó Giám đốc điều hành tại ĐH Đài Loan (NTU) cho biết: “Chính quyền đã hỗ trợ chúng tôi thêm kinh phí để nghiên cứu các vấn đề liên quan tới đại dịch”. Trường ĐH của ông đã kết hợp với Bệnh viện Đài Loan thành lập, trung tâm nghiên cứu với ngân sách khoảng 3 triệu USD một năm.

“Chúng tôi có môi trường mới, thiết bị mới và các chủ đề nghiên cứu mới, tất cả các hoạt động đều mới”, ông Chen giải thích. Nhưng ngoài ra, “để giải quyết các vấn đề từ đại dịch toàn cầu, NTU đã nhanh chóng tích hợp các hoạt động nghiên cứu đa ngành, hầu hết được hỗ trợ bởi nguồn tài trợ bổ sung từ Cơ quan Khoa học và Công nghệ Đài Loan”.

Tại KAIST ở Hàn Quốc, ông Park cho biết không có thay đổi lớn trong danh mục nghiên cứu nhưng Viện này đã khởi động “sáng kiến R&D - Thỏa thuận mới KAIST” vào tháng 5 năm ngoái với khoản tài trợ mới của chính phủ là 27 triệu USD cho giai đoạn 2020 - 2022,  mô tả sáng kiến này nhằm mục đích tạo ra “hệ thống mô-đun phòng khám di động giảm thiểu dịch bệnh bao gồm mọi thứ từ phòng ngừa đến chẩn đoán, điều trị”. Chương trình có sự tham gia của hơn 50 giáo sư về khoa học y tế và sinh học, kỹ thuật và thiết kế công nghiệp, tập trung vào công nghệ chống virus, quản lý dữ liệu lớn liên quan đến bệnh truyền nhiễm và “nền tảng dịch vụ không tiếp xúc”.

Viện KAIST của Hàn Quốc.
Viện KAIST của Hàn Quốc.

Trọng tâm phát triển dài hạn

Một trong những chủ đề thuộc RIE2025 của  là đối phó với các dịch bệnh mới có thể xuất hiện trong tương lai. Bên cạnh đó, việc tài trợ cho nghiên cứu cơ bản sẽ được tăng cường nhằm cung cấp sức mạnh cho nền kinh tế dựa trên tri thức và đổi mới, đồng thời luôn dẫn đầu trong các nghiên cứu tiên tiến có tính cạnh tranh toàn cầu.

Theo ông Tan, “khoảng 1/3 trong số 18,75 tỉ USD (thuộc RIE2025) dành để tài trợ cho nghiên cứu và phát triển tài năng tại các trường ĐH, trong đó có nhân lực thiết yếu cho việc nghiên cứu”. “Chúng tôi sẽ tích cực tuyển sinh vì phải tự định vị mình trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu mang tính cạnh tranh toàn cầu” – ông khẳng định và cho biết trong đó có các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ lượng tử.

Điều này có nghĩa là mở rộng, nhưng không nhất thiết là thay đổi theo hướng nghiên cứu. “Từ năm 2018, RIE2025 liên quan đến hơn 200 tham vấn với các trường ĐH và hệ sinh thái nghiên cứu, vì vậy nó thực sự phù hợp với những gì chúng tôi đã chuẩn bị trong 2 năm qua tại NUS”, ông Tan giải thích thêm và cho biết sẽ tập trung nhiều hơn vào các vấn đề nghiên cứu như chuẩn bị và ứng phó với đại dịch.

Bên cạnh đó, ông Tan đề cập tới một lĩnh vực trọng tâm nữa là giám sát y tế trong khu vực vì “Singapore không thể làm một mình và phải trong bối cảnh của Đông Nam Á. Cách Singapore củng cố mạng lưới hiện tại trong khu vực nhằm bảo đảm có một hệ thống giám sát thật tốt đối với bệnh truyền nhiễm”. 

Một trụ cột chính khác của RIE2025 là khả năng phục hồi và chuyển đổi chuỗi cung ứng vì tác động của nó đối với nền kinh tế. “Do những hạn chế về đi lại và vận chuyển vì đại dịch, chúng tôi thấy chuỗi cung ứng bị gián đoạn và đang trải qua quá trình chuyển đổi. Nghiên cứu về cách giảm thiểu sự gián đoạn đột ngột rất quan trọng vì là một nút quan trọng trong mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu”, ông Tan đề cập đến nền kinh tế dẫn đầu về xuất khẩu của nước mình.

Theo World News

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh: Quốc Bình

Đu đủ là vừa!

GD&TĐ - Trước khi trời đổ mưa rào giao mùa Xuân sang Hạ, chị liền hối đứa nhỏ bắc ghế hái những quả đu đu đã lớn hết cỡ, vỏ ngả ương ương.
Đau đầu hay nhức đầu là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ nhóm tuổi nào. Ảnh minh họa: INT

Đi tìm nguyên nhân gây bệnh đau đầu

GD&TĐ - Có hai nhóm nguyên nhân chính gây đau đầu là nguyên phát và thứ phát, trong đó, đau đầu nguyên phát chiếm 90% và là cơn đau do bệnh lý cụ thể gây ra.
Sóng nước biển Đông. Ảnh: Bình Thanh

Gửi tới Trường Sa

GD&TĐ - Trong những ngày đầu tháng Tư, mẹ bắt đầu chuyến công tác xa nhà dài ngày, nửa tháng trước, mẹ đã thông báo tới chúng con đôi điều về chuyến công tác.