Các cụm thi đã sẵn sàng

GD&TĐ - Ngay sau khi Bộ GD&ĐT chính thức công bố danh sách các cụm thi của kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, các trường đại học được giao chủ trì cụm thi đã chính thức bắt tay vào công việc, xây dựng phương án chi tiết nhằm đảm bảo kỳ thi được diễn ra an toàn và thành công.

Các cụm thi đã sẵn sàng

* Tiến sỹ Phan Văn Nhẫn – Hiệu trưởng Trường Đại học Tiền Giang: Sẵn sàng cho kỳ thi

Kết quả khảo sát chỗ trọ cho thí sinh và người nhà tại các điểm thi dự tính có trên 7.600 chỗ trọ bao gồm khoảng 2.000 chỗ trong ký túc xá của các trường như: Trường Chính trị Tiền Giang, Trường Cao đẳng nghề Tiền Giang, Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Tiền Giang, Trường Trung cấp Công nghệ Thông tin và Bưu chính viễn thông và trên 5.600 chỗ trọ khác chung quanh các điểm thi.

Tiến sỹ Phan Văn Nhẫn

Năm nay, Trường đại học Tiền Giang được giao chủ trì cụm thi số 36 dành cho thí sinh của 2 tỉnh: Tiền Giang và Bến Tre. Hiện nay, chúng tôi đã tiến hành rà soát lại các khâu phục vụ cho kỳ thi và tổ chức kỳ thi.

Cụ thể, trường đã thành lập Ban chỉ đạo tuyển sinh năm 2015 và các Ban trực thuộc. Trên cơ sở số liệu đã khảo sát, Ban chỉ đạo sẽ phối hợp với Sở GD&ĐT tỉnh Tiền Giang và Bến Tre để phối hợp với Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thông qua các phương án tổ chức thi vào trung tuần tháng 4/2015.

Bên cạnh đó, nhà trường Đại học cũng sẽ tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015 để lãnh đạo thực hiện thành công kỳ thi.

Chúng tôi dự kiến các điểm thi sẽ được tổ chức trên địa bàn thành phố Mỹ Tho và các huyện lân cận bao gồm: huyện Châu Thành, Chợ Gạo… có bán kính cách trung tâm thành phố Mỹ Tho trong phạm vi 20km. Dự kiến có khoảng 31 điểm thi với khoảng 800 phòng thi và 29.000 thí sinh.

Các điểm thi sẽ được đặt tại 3 cơ sở của Trường Đại học Tiền Giang và các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông và trung học cơ sở có điều kiện cơ sở vật chất phù hợp.

Cụ thể, các cơ sở của Trường Đại học Tiền Giang có 112 phòng tương ứng với 4.032 thí sinh. Còn các trường khác có 693 phòng tương ứng với 25.032 thí sinh.

Về cán bộ, giảng viên coi thi, chúng tôi sẽ huy động khoảng 900 người là đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên năm cuối của trường tham gia coi thi.

Ngoài ra, Trường sẽ mời thêm khoản 1.500 giáo viên các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông tham gia công tác coi thi.

* Thạc sỹ Hoàng Xuân Quảng – Phó hiệu Trường đại học An Giang: Chủ động triển khai tích cực

Dự kiến nhà trường sẽ huy động khoảng 1.000 giáo viên và sinh viên năm cuối và khoảng 1.400 giáo viên đến từ các trường THPT làm nhiệm vụ công tác coi thi.

Thạc sỹ Hoàng Xuân Quảng 

Trường Đại học An Giang là đơn vị được giao chủ trì cụm thi số: 37 dành cho thí sinh 2 tỉnh là An Giang và Kiên Giang. Đến nay, công tác chuẩn bị cho kỳ thi “2 trong 1” đã được triển khai tích cực. 

Hiện trường đã tiến hành khảo sát cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và soạn thảo ban hành các văn bản để điều hành.

Theo dự kiến, kỳ thi THPT Quốc gia năm nay dự kiến sẽ khoảng trên 28.000 thí sinh về An Giang dự thi. Trong đó thí sinh đến từ tỉnh An Giang có khoảng 15.000 và thí sinh đến từ tỉnh Kiên Giang khoảng 13.000.

Để đảm bảo giao thông đi lại cho thí sinh và người nhà trong kỳ thi, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch phối hơp chặt chẽ với các ngành như: Giao thông, Công an, chính quyền địa phương và các đoàn thể trong xã hội.

Đồng thời tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả làm việc của lực lượng thanh niên tình nguyệ, các đội tiếp sức mùa thi v.v...

Riêng tại cụm thi 37, có các thí sinh đến từ huyện đảo của tỉnh Kiên Giang. Vì vậy, việc đi lại của các thí sinh chúng tôi lưu ý các nhà trường phối hợp với các địa phương chủ động tổ chức đi lại cho thí sinh và người nhà, chúng tôi sẽ hỗ trợ họ tại điểm thi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.