Các chủ nợ phương Tây tập hợp đòi tiền Kiev

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Sốt ruột trước cuộc xung đột kéo dài, các chủ nợ phương Tây gần đây đã tập hợp lại để đòi tiền, không đồng ý với đề xuất thanh toán mới của Kiev.

Các chủ nợ phương Tây tập hợp đòi tiền Kiev

Tờ Le Monde của Pháp đưa tin, cuộc xung đột kéo dài với Nga đã tước hết sự kiên nhẫn cuối cùng, thời gian ân hạn cho vay đối với Ukraine đã kết thúc, các nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới của phương Tây đang yêu cầu chính quyền Kiev phải trả hết nợ, sau khi đã giãn nợ cho nước này vào năm 2022.

Năm 2022, Ukraine được các chính quyền phương Tây ân hạn bằng cách tác động với các tổ chức tín dụng phương Tây khoanh nợ khoảng 20 tỷ USD trong hai năm, với hy vọng rằng, đến cuối năm 2024, cuộc xung đột giữa Nga với Ukraine sẽ kết thúc và nước này sẽ nhận được các khoản viện trợ tái thiết lớn.

Đến ngày 1 tháng 8 năm nay, thời gian giãn nợ đã hết nhưng cuộc xung đột Nga-Ukraine vẫn đang tiếp diễn ngày càng cam go hơn và chưa biết đến bao giờ mới kết thúc, các trái chủ đang lo lắng về việc nước này có trả được lãi cho các khoản nợ này hay không nên đã đồng loạt đòi tiền, khiến Kiev đang đứng trước tình thế hết sức khó khăn.

Những người nắm giữ khoảng 20% ​​số trái phiếu này là những chủ nợ tư nhân lớn nhất, đã thành lập một ủy ban cách đây vài tuần để bắt đầu đàm phán với chính quyền Kiev.

Tập hợp chủ nợ này bao gồm nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới, BlackRock của Mỹ, công ty Amundi của Pháp, một công ty con của Crédit Agricole và quỹ lớn nhất châu Âu với tài sản được quản lý là 1900 tỷ euro, cũng như Pimco, quỹ trái phiếu lớn nhất thế giới.

Cuộc tham vấn đầu tiên kéo dài 12 ngày vào đầu tháng 6 đã không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào, bởi trong khi chính quyền Kiev đề nghị các chủ nợ giảm giá 60% giá trị chứng khoán của họ, nhưng các chủ nợ chỉ sẵn sàng đồng ý mức tối đa là 20%.

Bộ Tài chính Ukraine, dưới sự tư vấn của Rothschild & Co, cũng có kế hoạch hoán đổi khoản nợ hiện tại của các chủ trái phiếu lấy 5 trái phiếu mới đáo hạn từ năm 2034 đến năm 2040, với lãi suất ở mức tượng trưng là 1% trong 18 tháng đầu tiên, sau đó tăng dần lên 3% cho năm 2026, 6% vào năm 2027, với tổng số tiền phải thanh toán là 700 triệu USD trong suốt chương trình của IMF.

Ngoài ra, nước này đang tìm kiếm các khoản vay khác để trả nợ trái phiếu trong trường hợp không thể đạt được thỏa thuận với các chủ nợ, nhằm cố gắng đáp ứng yêu cầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF về cơ cấu lại trái phiếu, để duy trì khả năng tiếp cận thị trường quốc tế.

Nếu các bên không đạt được thỏa thuận cơ cấu lại nợ, Ukraine sẽ phải đối mặt nguy cơ vỡ nợ vào đầu tháng 8, nhưng trong bối cảnh cuộc xung đột với Nga đang tiếp tục kéo dài, các chủ nợ sẽ rất khó để nhân nhượng, trừ khi nhận được sự bảo đảm của chính quyền các nước phương Tây.

Tin tiêu điểm

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov,

Ông Peskov tuyên bố nóng

Thế giới
GD&TĐ - Nga đang xem xét mọi phương án đáp trả hành động của phương Tây, gồm khả năng hạ cấp quan hệ ngoại giao, theo Điện Kremlin.

Đừng bỏ lỡ