Các ca mắc lan tới châu Âu, thế giới chạy đua kiềm chế biến thể Omicron

GD&TĐ - Hôm qua (27/11), một số quốc gia công bố những ca đầu tiên mắc biến thể Omicron với khả năng lây nhiễm cao. Trong khi đó các nước trên toàn thế giới bắt đầu đóng cửa biên giới để ngăn biến thể này.

Biến thể Omicron được cho là có khả năng lây nhiễm mạnh hơn biến thể Delta.
Biến thể Omicron được cho là có khả năng lây nhiễm mạnh hơn biến thể Delta.

Hôm qua, Anh đã công bố các biện pháp mới nhằm cố gắng làm chậm sự lây lan của biến thể Omicron mới được xác định. Một quan chức y tế hàng đầu của Anh cho biết, vắc xin có thể kém hiệu quả hơn để chống lại biến thể có nhiều đột biến này.

Theo Thủ tướng Boris Johnson, những người đến từ tất cả các quốc gia sẽ phải tự cách ly cho đến khi có kết quả xét nghiệm PCR âm tính. Bên cạnh đó, mọi người cần đeo khẩu trang ở những cửa hàng bán lẻ và đã đến lúc phải tiêm vắc xin tăng cường.

“Chúng ta cần kéo dài thời gian để các nhà khoa học hiểu chính xác những gì chúng ta đang phải đối mặt” – ông nói trong một cuộc họp báo.

Thủ tướng Anh cho biết, những người tiếp xúc với các ca dương tính nghi mắc Omicrom sẽ phải tự cách ly 10 ngày và khẩu trang cần được sử dụng tại các cửa hàng, phương tiện giao thông công cộng chứ không phải các nhà hàng và quán rượu.

Anh cũng đã thêm các nước Malawi, Mozambique, Zambia và Angola vào “danh sách đỏ” du lịch của mình từ hôm nay.

Trước đó danh sách đã có Botswana, Estatini, Lesotho, Namibia, Nam Phi và Zimbabwe. Người Anh và Ireland đến từ các quốc gia này phải cách ly trong một khách sạn được chính phủ phê duyệt trong 10 ngày. Những người không phải là cư dân Anh sẽ bị từ chối nhập cảnh.

Anh đã phát hiện 2 ca mắc biến thể Omicrom. Đức và Italy cũng xác nhận những ca đầu tiên mắc biến thể này. Trong khi đó Hà Lan đã cách lý 61 hành khách từ Nam Phi có kết quả dương tính với Covid-19 và rất có thể có Omicrom.

Một loạt quốc gia trên thế giới bắt đầu hạn chế việc đi lại từ Nam Phi để cố gắng đối đầu với bất kỳ mối đe dọa nào đối với các nỗ lực chống dịch. Trong lúc này các nhà khoa học cũng chạy đua để xác định mối đe dọa do chủng có nhiều đột biến này gây ra. Nó được cho là dễ lây nhiễm hơn so với biến thể Delta.

Israel cho biết, sẽ cấm tất cả người nhập cảnh vào nước này và tái sử dụng công nghệ theo dõi chống khủng bố qua điện thoại để ngăn chặn sự lây lan của biến thể.

Tại Mỹ, một quan chức Nhà trắng cho biết Tổng thống Joe Biden đã được thông báo tóm tắt về tình hình Omicron và các quan chức y tế đang theo dõi các sự kiện. Cố vấn y tế Anthony Fauci cho biết ông sẽ không ngạc nhiên nếu biến thể này có mặt ở trong nước nhưng chưa được phát hiện.

Australia và Mỹ trở thành các quốc gia mới nhất cấm mọi chuyến bay từ 9 quốc gia ở phía nam châu Phi. Hàn Quốc và Thái Lan đã hạn chế các chuyến bay từ 8 quốc gia ở khu vực này. Brazil, Canada và Ả rập xê út cũng làm điều tương tự.

Tại Ấn Độ, Thủ tướng Narendra Modi đã yêu cầu các quan chức xem xét lại việc nới lỏng các giới hạn về đi lại vì lo ngại biến thể Omicron.

Các quan chức EU cũng nhất trí trong một cuộc họp khẩn cấp nhằm thúc giục 27 quốc gia trong khối hạn chế đi lại từ miền nam châu Phi và nhiều thành viên đã đồng ý áp dụng.

Tổ chức Thương mại Thế giới đã phải đình chỉ hội nghị cấp bộ trưởng – cuộc họp lớn nhất trong 4 năm – vào phút chót vào thứ 6 do biến thể Omicron.

Lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi, biến thể Omicron đã được xác nhận ở Bỉ, Botswana, Israel, Hong Kong, Anh, Đức và Italy.

Theo Japantimes/CNA

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nghĩa cử đẹp

GD&TĐ - Từ một nghĩa cử tự phát, đến nay, việc vận chuyển nước sinh hoạt miễn phí cho người dân vùng hạn mặn đã thành phong trào ở các tỉnh phía Nam.