Omicron có thể lây nhanh gấp 500% so với Delta nhưng chưa có bằng chứng gây bệnh nặng

GD&TĐ - Các bác sĩ và chuyên gia Nam Phi không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy biến thể Omicron (B.1.1.529) mới gây ra các bệnh nghiêm trọng – Bộ trưởng Bộ Y tế Nam Phi Joe Phaalah cho biết trong một tuyên bố hôm 26/11.

Biến thể Omicron có thể lây nhanh gấp 500% so với biến thể Delta.
Biến thể Omicron có thể lây nhanh gấp 500% so với biến thể Delta.

Theo ông Phaalah, ở giai đoạn này, các nhà khoa học không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy biến thể này sẽ gây ra bệnh nghiêm trọng. Ông nhấn mạnh rằng không có bằng chứng khoa học nào liên quan đến việc biến thể B.1.1.529 gia tăng tính hung hăng được báo cáo cho tới nay.

Bộ trưởng Y tế Nam Phi cho rằng còn quá sớm để nói biến thể Omcron sẽ hoạt động như thế nào.

Trong khi đó trưởng nhóm nghiên cứu Ulrich Elling ở Vienna, Áo cảnh báo rằng những ước tính ban đầu về biến thể Omicron cho thấy nó có thể “lây lan nhiều hơn 500% so với Delta”. Ông cho rằng sự lây lan của Omicron hiện đang được thấy ở Nam Phi có nghĩa là có thể “gần như không thể ngăn chặn nó ngay cả khi phong tỏa”.

Lần đầu tiên Omicron được Nam Phi báo cáo cho WHO vào ngày 24/11. Chủng mới này đã được xác định ở Botswana, Bỉ, Hong Kong và Israel.

Ông Elling cho biết số ca mắc Covid ở các khu vực của Nam Phi bị ảnh hưởng bởi biến thể mới nhiều hơn 100 lần so với tháng trước.

“Chúng tôi đang chứng kiến sự bùng nổ các ca mắc ở Nam Phi, đặc biệt là những nơi phát hiện ra biến thể này” – ông giải thích – “Chúng tôi đã chứng kiến số ca mắc bệnh ngày hôm qua nhiều gấp 100 lần so với chỉ 25 ngày trước đó”.

Nhà nghiên cứu Áo nói rằng biến thể này có thể lây lan nhiều hơn 500% so với Delta và Delta chỉ lây lan nhiều hơn 60% so với biến thể Alpha.

Ông cho biết thêm 2 lĩnh vực dữ liệu mà các nhà khoa học hiện đang thiếu là mức độ nghiêm trọng của những người bị nhiễm biến thể Omicron cũng như hiệu quả của vắc xin. WHO nói rằng sẽ mất vài tuần để hiểu tác động biến thể mới.

Một quan chức y tế hàng đầu của Anh đã báo cáo rằng vắc xin “gần như chắc chắn” sẽ kém hiệu quả hơn đối với biến thể mới.

Theo TASS/Express.co.uk

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...