Bữa ăn học đường: Hiệu trưởng ăn cùng học sinh

GD&TĐ - Tại Trung Quốc, hiệu trưởng phải ngồi ăn và chia sẻ cùng một khẩu phần ăn với học sinh. 

Trung Quốc yêu cầu hiệu trưởng ngồi ăn cùng học sinh
Trung Quốc yêu cầu hiệu trưởng ngồi ăn cùng học sinh

Còn Mỹ và Anh đưa vấn đề an toàn thực phẩm và dinh dưỡng trong trường học vào các đạo luật quốc gia để quản lý nghiêm ngặt.

Bữa trưa miễn phí

Từ năm 2011, Trung Quốc phát động Sáng kiến Bữa trưa miễn phí cho trẻ em (FLC) trong bối cảnh học sinh vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa phải chịu đói vì gia đình quá nghèo. Sau hơn 10 năm, trên 40 triệu học sinh được hưởng lợi từ chương trình này.

Việc triển khai và thực hiện sáng kiến được Chính phủ Trung Quốc quy định và giám sát cụ thể, rõ ràng nhằm bảo đảm nguồn trợ cấp phân bổ được sử dụng hợp lý, đúng đối tượng. Đồng thời, học sinh nông thôn được hưởng những khẩu phần ăn bảo đảm vệ sinh, an toàn.

Theo đó, khoản trợ cấp được phân phối cho các cơ sở giáo dục địa phương vào đầu mỗi học kỳ dựa trên thống kê số lượng học sinh. Sau khi nhận được khoản tài trợ, các địa phương sẽ đấu thầu công khai để chọn nhà cung cấp thực phẩm. Cơ sở giáo dục cung cấp thông tin cập nhật về việc sử dụng ngân quỹ, thực đơn, số lượng học sinh và tên của các em mỗi học kỳ.

Thầy Wang Long, Hiệu trưởng một trường tiểu học ở thành phố Bijie, tỉnh Quý Châu, một trong những trường tham gia sáng kiến cho biết: Để bảo đảm dinh dưỡng cho học sinh, các nhà cung cấp bữa ăn học dường phải chuẩn bị thực đơn dựa trên hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng, được văn phòng giáo dục địa phương phê duyệt. Tùy từng thời điểm, nhà trường sẽ thay đổi thực đơn dựa trên mong muốn của học sinh.

Trong khi đó, trên toàn quốc, cơ quan giáo dục địa phương cũng ban hành các quy định khác nhau về bữa ăn học đường. Tại Bắc Kinh, Văn phòng Giáo dục yêu cầu hiệu trưởng các trường ngồi ăn và chia sẻ cùng một khẩu phần ăn với học sinh. Quy định trên giúp hiệu trưởng quản lý công tác của bếp ăn, giải quyết kịp thời các nguy cơ tiềm ẩn về an toàn thực phẩm.

Bắc Kinh cấm sử dụng món ăn nguội, thực phẩm sống chưa được chế biến với lý do rủi ro tương đối cao. Các trường sử dụng dịch vụ giao đồ ăn phải nộp báo cáo cho cơ quan giám sát thực phẩm và Phòng Giáo dục bản sao hợp đồng đã ký với nhà cung cấp. Mỗi trường xây dựng một cơ chế ứng phó khi xảy ra trường hợp khẩn cấp. Bắc Kinh cũng khuyến khích các trường thuê chuyên gia an toàn thực phẩm chuyên trách vấn đề bữa ăn trong trường học.

Tỷ lệ học sinh tiêu thụ thực phẩm kém dinh dưỡng tại Mỹ đã giảm nhờ Đạo luật Trẻ em khoẻ mạnh, không bị đói.

Tỷ lệ học sinh tiêu thụ thực phẩm kém dinh dưỡng tại Mỹ đã giảm nhờ Đạo luật Trẻ em khoẻ mạnh, không bị đói.

Khoai tây chiên bị cấm

Tại Mỹ, theo dữ liệu phân tích chế độ ăn của hơn 21 nghìn trẻ em và 40 nghìn người lớn năm 2003 – 2018, tỷ lệ “thực phẩm kém dinh dưỡng được đưa vào trường học” đã giảm từ 55% xuống 24%. Là tác giả nghiên cứu, TS Dariush Mozaffarian, Giáo sư y khoa tại Trường Y khoa Tufts, nhận định, sự sụt giảm chủ yếu xảy ra sau năm 2010, khi Đạo luật Trẻ em khoẻ mạnh, không bị đói được thông qua.

Đạo luật đã cập nhật tiêu chuẩn dinh dưỡng cho bữa ăn học đường và thực phẩm được sử dụng trong trường học. Trong đó, chất lượng dinh dưỡng được đối chiếu bằng nhiều thang đo như Chỉ số ăn uống lành mạnh của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Đạo luật trên đã thiết lập các tiêu chuẩn dinh dưỡng mới cho bữa ăn học đường nhằm bảo đảm trẻ được tiếp cận với bữa ăn lành mạnh.

Còn tại Anh, quy định về việc chuẩn bị và phục vụ bữa ăn học đường nằm trong Đạo luật An toàn Thực phẩm được ban hành vào năm 1990. Theo Đạo luật này, việc bán các loại thực phẩm không đáp ứng yêu cầu về an toàn là hành vi phạm tội. Nếu thực phẩm đáng ngờ xâm nhập vào trường học, bên bán có thể bị tòa án truy tố với hình phạt gồm phạt tiền và phạt tù.

Theo quy định, người đứng đầu trường học có trách nhiệm duy trì vệ sinh an toàn thực phẩm và chịu trách nhiệm gián tiếp về các hành vi hoặc thiếu sót liên quan đến bữa ăn học đường. Tuy nhiên, giáo viên cũng có nghĩa vụ quan tâm đến dinh dưỡng và bữa ăn học đường.

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học được giám sát bởi các cơ quan Sức khoẻ - An toàn - Môi trường Anh, Bộ Giáo dục Anh, Thanh tra Giáo dục và Đào tạo Anh... Học sinh, dù ăn tại trường hay mang thức ăn từ nhà được yêu cầu ngồi ăn trong phòng ăn chung còn thực phẩm được chế biến trong bếp ăn. Hai khu vực này phải bảo đảm giữ sạch sẽ, hợp vệ sinh và không gây nguy hiểm cho sức khoẻ.

Ngoài ra, mỗi khu học chánh phải có tối thiểu một chuyên gia dinh dưỡng. Mỗi trường được khuyến khích tuyển dụng ít nhất một nhân viên dinh dưỡng. Đội ngũ này có nhiệm vụ lên thực đơn bảo đảm dinh dưỡng cho học sinh, quản lý nguồn cung thực phẩm và các khu vực xử lý, tiêu thụ thực phẩm trong trường học.

Về tiêu chuẩn ăn uống lành mạnh, thức ăn phục vụ trong trường học Anh phải đáp ứng tiêu chuẩn thức ăn học đường, giúp trẻ em xây dựng chế độ ăn cân bằng, lành mạnh. Tiêu chuẩn được áp dụng cho tất cả trường phổ thông trên toàn quốc từ năm 2014.

Cụ thể, một bữa ăn tiêu chuẩn gồm có thịt, gia cầm hoặc cá có hàm lượng dầu cao; trái cây và rau quả; bánh mì, ngũ cốc và khoai tây. Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có đường hoặc đồ uống đóng chai, khoai tây chiên giòn, socola. Hàng tuần, học sinh chỉ ăn tối đa hai phần thức ăn chiên, tẩm bột hoặc rán.

Ông Liu Jianmei, Phó Giám đốc Văn phòng Giáo dục huyện Yulong, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chia sẻ: Tại địa phương, chúng tôi xây dựng kế hoạch chi tiết về an toàn thực phẩm. Mỗi trường học thành lập các chốt đặc biệt để giám sát việc thu mua nguyên liệu, khử trùng đồ bếp, bảo quản thực phẩm và phân phối thức ăn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.