Bớt di chuyển giùm!

GD&TĐ - Nhìn lịch trình di chuyển của một số bệnh nhân vừa dương tính với SARS-CoV-2 mà thật sự ái ngại.
Ảnh minh họa/INT.
Ảnh minh họa/INT.

Nếu như một vài bệnh nhân ở những ngày đầu phát hiện đợt dịch lần thứ tư này di chuyển qua nhiều địa điểm khác nhau thì còn có thể hiểu được vì không biết mình đang dương tính với SARS-CoV2.

Thế nhưng, nhiều bệnh nhân vừa mắc Covid-19 được công bố mới đây, dù đã biết đất nước đang có dịch, mình lại trở về từ những vùng có dịch, mà vẫn đi lại như con thoi thì thật đáng trách. Nhất là khi số người này, nhìn lịch trình đi lại của họ, hoàn toàn không phải quá cần thiết.

Nếu không phải di chuyển trong một không gian rộng như vậy thì cũng chả ảnh hưởng gì đến công việc quan trọng cả. Chỉ là đi chơi thôi mà để bao nhiêu người phải vắt chân lên cổ chạy truy tìm dấu vết.

Tại cuộc họp trực tuyến mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đánh giá sơ bộ nguyên nhân bùng phát đợt dịch rất nghiêm trọng lần này, một phần là do chính quyền một số nơi đã chủ quan.

Điều đó không sai nhưng chưa đủ, mà phải nói thêm rằng, bản thân mỗi người dân còn quá thiếu ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

Nhiều người về từ vùng có ca dương tính nhưng vẫn đi chơi tung tăng khắp nơi dù đã được ngành y tế thông báo bằng đủ cách; hoặc có người từ vùng dịch Đà Nẵng mà vẫn vào Quảng Ngãi để dự đám cưới rồi đi thăm thú nhiều nơi thì quá thiếu ý thức rồi.

Sau đợt dịch bùng phát tại Hải Dương hôm Tết vừa rồi, ngành y tế và Ban phòng chống dịch vẫn luôn khuyến cáo người dân nên chấp hành nghiêm thông điệp 5K  “Khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập đông người và khai báo y tế”.

Thế nhưng, chỉ cần không chấp hành một trong 5 điều quy định trên đây là dịch sẽ quay trở lại. Hàng loạt các điểm khởi phát dịch trong những ngày qua có nhiều nguyên nhân, song có một nguyên nhân chung là tụ tập đông người, cụ thể là hát karaoke và đến các quán bar.

Nhưng nếu số người đi hát karaoke bị dương tính với SARS-CoV-2 ấy mà ít đi lại thì việc lây lan sẽ được hạn chế rất nhiều. Vì vậy, ngoài 5K trên đây, còn cần phải bổ sung là không nên đi lại quá nhiều khi không cần thiết nữa.

Thống kê của ngành y tế cho biết, cứ 100 ca dương tính thì cần 5.000 chỗ cách ly F1 và từ 100.000 đến 200.000 mẫu xét nghiệm phải làm. Thế cho nên, ở Ấn Độ, ngày nào cũng phát hiện hàng trăm nghìn ca dương tính thì việc rơi vào khủng hoảng là điều hiển nhiên.

Đi lại là nhu cầu của con người, nhất là thời buổi mà các phương tiện hỗ trợ cho việc di chuyển rất dễ dàng này thì nhu cầu ấy lại càng tăng. Tuy nhiên, đó là nói khi đất nước không có dịch bệnh.

Nhưng một khi cả nước đang đứng trước những khó khăn trong chống dịch thì mỗi người “ngồi yên” nếu không quá cần thiết phải di chuyển, thì cũng là một cách góp phần chống dịch hiệu quả vậy.

Minh họa/INT

Trách nhiệm của chủ xe

GD&TĐ - Trả lời phỏng vấn báo chí, lãnh đạo Công an tỉnh Đồng Nai nói rằng sẽ xử lý nghiêm, và 'không có vùng cấm' cho bất cứ nhà xe nào.
Minh họa/INT

Không thể chống cuộc gọi rác?

GD&TĐ - 6 tháng đầu năm 2023, tổng đài 5656/156 của Bộ TT&TT đã tiếp nhận hơn 104.000 phản ánh về các cuộc gọi, tin nhắn có dấu hiệu lừa đảo.
Minh họa/INT

Bóng cười - người khóc

GD&TĐ - Theo giải thích của các chuyên gia chuyên nghiên cứu về các chất gây kích thích, bóng cười là một quả bóng bay được bơm khí N2O.
Ảnh minh họa ITN.

Trọn niềm vui

GD&TĐ - Trước đây, Tết Trung thu với nhiều học sinh vùng khó là điều xa vời, thậm chí các em không biết ý nghĩa của dịp này là gì.
Minh họa/INT

Vị thế ở đâu?

GD&TĐ - Theo Báo cáo của Bộ KH&ĐT, tính đến hết năm 2022, cả nước còn khoảng 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Ảnh minh họa ITN.

Loại bỏ sức ì

GD&TĐ - Chỉ khi nào thầy cô nhận thức đúng đắn về đổi mới kiểm tra, đánh giá..., hoạt động này mới trở thành lực đẩy nâng cao chất lượng dạy học.
Minh họa/INT

Hễ mưa là phố thành sông

GD&TĐ - 'Hễ mưa lớn là ngập' - điệp khúc này lặp đi lặp lại lâu nay ở các đô thị miền Trung.
Minh họa/INT

'Mở khóa' cho tăng trưởng

GD&TĐ - Ngoài nông nghiệp vẫn giữ được vai trò trụ đỡ, các động lực tăng trưởng 'truyền thống' là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đều trục trặc và suy yếu.
Ảnh minh họa ITN.

Nền tảng quan trọng

GD&TĐ - Chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện về công nghệ hay mạng, mà phải là quá trình cá nhân hóa.
Minh họa/INT

Chế tài đã đủ mạnh!

GD&TĐ - Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tranh chấp liên quan đến phần kinh phí bảo trì phần sở hữu chung chiếm khoảng 36% tổng số vụ tại các chung cư.
Ảnh minh họa ITN.

Dấu mốc quan trọng

GD&TĐ - Với Kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm 2024 sẽ là dấu mốc quan trọng - Kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng theo Chương trình GDPT 2006.
Minh họa/INT

Đừng quấn cỏ nhựa cho trụ điện!

GD&TĐ - Dư luận đang bàn tán về việc UBND Quận 5 (TPHCM) cho người đi quấn cỏ nhựa cho toàn bộ trụ điện trên địa bàn nhằm ngăn chặn bôi bẩn.
Ảnh minh họa ITN.

Xuất khẩu giáo dục

GD&TĐ - Những năm gần đây, Việt Nam có chuyển động tích cực về thu hút sinh viên quốc tế.
Minh họa/INT

Thực trạng day dứt...

GD&TĐ - Dù bảo hiểm xã hội đóng vai trò rất quan trọng nhưng tình trạng rút một lần gia tăng, dẫn đến mức độ bao phủ an sinh ngày càng thu hẹp.
Ảnh minh họa ITN.

Thay đổi thói quen

GD&TĐ - Không bắt học sinh trả bài đầu giờ theo kiểu “gọi bất chợt, hỏi bất chợt” là yêu cầu được Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu đưa ra.
Minh họa/INT

Lộ ra sau đám cháy

GD&TĐ - Cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đang tiến hành kiểm tra toàn diện về thực trạng của các chung cư và khách sạn mini trên địa bàn.