Bóng ma chưa biến mất

GD&TĐ -Bộ Y tế Singapore ngày 28/6 cho biết, có tới 45% ca mắc Covid-19 cộng đồng trong tuần qua tại nước này là do biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron gây ra.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Tỷ lệ này ghi nhận mức tăng cao khiến Singapore phải phát que test đại trà cho người dân.

Trong số các biến thể phụ của Omicron, biến thể mang tên BA.5 đang chiếm áp đảo các ca mắc mới tại Singapore với 40% tổng số ca trong tuần qua.

Điều đáng mừng là dù tăng số ca nhiễm nhưng theo số liệu quốc tế cũng như của riêng Singapore cho thấy, cả 2 biến thể phụ của Omicron đều không gây triệu chứng nặng hơn so với các biến thể trước đó.

Bên cạnh đó, với tỷ lệ bao phủ tiêm chủng cao trong dân số, số ca mắc Covid-19 nghiêm trọng hiện nay vẫn trong tầm kiểm soát tại Singapore. Các bệnh viện và cơ sở điều trị Covid-19 nước này luôn trong tình trạng sẵn sàng để đối phó với làn sóng gia tăng trở lại của Covid-19. Ngoài ra, Singapore cũng đang lập các kế hoạch dự phòng để tăng cường năng lực chăm sóc sức khỏe khi có diễn biến mới.

Tuy nhiên, cơ quan y tế Singapore cũng nhấn mạnh bóng ma Covid-19 vẫn chưa hoàn toàn biến mất và nước này sẽ không có bất cứ thay đổi nào về các biện pháp kiểm soát Covid-19 ở thời điểm hiện nay.

Theo đó, việc đeo khẩu trang trong các không gian kín vẫn là quy định bắt buộc ở Singapore. Các biện pháp khác ngoài tiêm vắc-xin và thực hiện phòng dịch cũng sẽ không thay đổi.

Giới chức Singapore còn đang giám sát tình hình dịch bệnh chặt chẽ và không loại trừ khả năng phải siết chặt các biện pháp hạn chế trong trường hợp số ca mắc tăng lên trong những ngày tới.

Sự cẩn trọng trước Covid-19 của chính quyền Singapore còn được thể hiện qua việc nước này đang phân phối dụng cụ y tế trên quy mô toàn quốc lần thứ 3. Theo đó, mỗi hộ gia đình Singapore sẽ nhận 10 bộ xét nghiệm nhanh Covid-19, bắt đầu từ ngày 18/7 qua đường bưu điện.

Đặc biệt, Singapore vẫn tiếp tục khuyến nghị người dân nào đủ điều kiện chưa đi tiêm mũi vắc-xin nhắc lại cần sớm đi tiêm. Hiện tại, nước này vẫn còn gần 70.000 người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên đủ điều kiện nhưng chưa được tiêm mũi thứ 3. Các đội tiêm chủng lưu động tại một số địa điểm trung tâm cũng đang được khởi động lại để tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi trong việc tiêm vắc-xin.

Việc tiêm mũi vắc-xin thứ 3 và thứ 4 cũng đang là vấn đề được khuyến nghị tại nhiều nước ở Đông Nam Á trong bối cảnh đại dịch suy giảm khiến nhiều người có tâm lý chủ quan.

Bộ Y tế Việt Nam ngày 27/6 cũng tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm mũi 3 nhắc lại vắc-xin Covid-19 để kéo dài hiệu quả bảo vệ và tiêm mũi 4 cũng quan trọng tương tự.

Trước đó, tạp chí y khoa hàng đầu thế giới NEJM công bố cho thấy hiệu quả bảo vệ sau tiêm vắc-xin mũi thứ 4 có thể ghi nhận ở cả 5 cấp độ của bệnh, bao gồm hiệu quả bảo vệ khỏi mắc bệnh, mắc bệnh có triệu chứng, mắc bệnh phải nhập viện, mắc bệnh nhập viện thể nặng nguy kịch và mắc bệnh dẫn đến tử vong.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn đang thúc đẩy chính phủ các quốc gia bảo đảm việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân.

WHO cũng khuyến cáo, các quốc gia cần tăng cường tiêm mũi vắc-xin nhắc lại bởi lợi ích đối với việc giảm nhẹ triệu chứng bệnh và giảm tỉ lệ tử vong cho người mắc Covid-19.

WHO cho rằng xu hướng giảm ca mắc và ca tử vong trên toàn cầu mới chỉ diễn ra trong thời gian ngắn gần đây, vì vậy các quốc gia cần nhìn nhận xu hướng này một cách thận trọng hơn, chưa thể coi Covid-19 là đã biến mất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vua chúa Việt ăn Tết thế nào?

Vua chúa Việt ăn Tết thế nào?

GD&TĐ - Độc giả tò mò muốn biết thời xưa, vua chúa nước Việt ăn, chơi Tết thế nào có thể tìm hiểu trong cuốn “Tết chốn vàng son” của tác giả Lê Tiên Long.