4 bộ phận trên cơ thể “quá sạch”, cẩn thận sẽ gây bệnh
1. Lấy ráy tai thường xuyên, dễ gây viêm tai
Trong tiềm thức của nhiều người, ráy tai là một “thứ bẩn” cần phải thường xuyên được làm sạch. Nhưng điều này là không cần thiết, thực tế, ráy tai có tác dụng bảo vệ nhất định đối với cơ thể con người. Nó có thể bảo vệ ống tai ngoài, để chống lại vi khuẩn từ bên ngoài tấn công vào tai.
Nếu lấy ráy tai quá sạch, nó tương đương với việc loại bỏ một đường bảo vệ, vi khuẩn có nhiều khả năng xâm nhập ống tai, do đó gây ra viêm, đau, có mủ và các triệu chứng khác.
Ngay cả việc bạn dùng thiết bị vệ sinh tai như bông ngoáy tai, nếu sử dụng không đúng cách chỉ khiến ráy tai bị đẩy sâu hơn vào bên trong, gây ra nhiễm trùng tai hoặc ảnh hưởng đến màng nhĩ, từ đó sẽ ảnh hưởng đến thính giác.
Hơn nữa, bản thân ống tai ngoài khỏe mạnh thì có chức năng tự làm sạch nhất định. Trong trường hợp như nói chuyện, ngáp, nhai,… ráy tai sẽ tự thải ra ngoài. Do đó, phương châm “tai càng sạch sàng tốt” là không đúng, bất luận là người lớn hay trẻ nhỏ, lượng ráy tai ít cũng có tác dụng bảo vệ, không nên làm sạch quá mức.
2. Làm sạch khoang mũi quá nhiều lần cũng gây viêm nhiễm
Khoang mũi cũng không nên làm quá sạch, bởi mũi cũng có cơ chế tự làm sạch. Đặc biệt khi sử dụng móng tay để ngoáy mũi sẽ làm tổn thương niêm mạc, dẫn đến gây nhiễm vi khuẩn. Bởi vậy, nếu bạn có thói quen này, hãy dừng lại ngay.
Trong trường hợp vảy/dịch mũi xuất hiện, bạn chỉ nên dùng 1 chiếc tăm bông vô trùng nhúng vào nước ấm, hoặc với một miếng gạc bông nhúng trong nước ấm, làm mềm mũi rồi từ từ lấy ra.
Nếu bạn sử dụng dụng cụ rửa mũi để làm sạch khoang mũi, phải chọn loại có cường độ vừa phải, và điều chỉnh nhiệt độ nước phù hợp.
3. Rửa mặt sai cách, da càng có nhiều vấn đề
Vào mùa đông, khí hậu lạnh và khô, da dễ bị thiếu nước, dẫn đến da bị bong chóc và ngứa. Cần giảm số lần rửa mặt, đặc biệt là ở người già. Một số người mắc lỗi nghiêm trọng trong khi rửa mặt.
Đặc biệt là những người da dầu và có mụn, mỗi ngày đều rửa mặt 3 lần, và thường xuyên sử dụng các sản phẩm tẩy da chết, điều này càng làm cho da bị khô và càng đẩy nhanh quá trình lão hóa da.
Trong trường hợp bình thường, da của chúng ta có tác dụng che chắn tốt, nó có tính axit yếu và nó có tác dụng hòa hoãn đối với các kích thích bên ngoài. Ví dụ, các chất tiếp xúc với pH 8 có thể được hòa hoãn xuống 6 để giảm độ tổn thương đối với cơ thể.
Mặt xuất hiện dầu, đó là “màng bã nhờn”, chỉ có dầu mới có thể giữ nước và có tác dụng bảo vệ nhất định cho da. Vào mùa đông lạnh, da rất dễ bị mất nước, vì vậy có một số người sẽ xuất hiện hiện tượng da bị bong vảy, hay còn gọi là da bị nẻ.
Tuy nhiên, hầu hết tất cả các chất tẩy rửa đều có tính kiềm, nếu sử dụng quá thường xuyên, điều này không chỉ làm hỏng môi trường axit của da, làm giảm tác dụng hòa hoãn, còn phá hủy lớp sừng của da, gây ra nhiều các vấn đề nhạy cảm trên da như da bị đỏ.
Gợi ý: Có thể sử dụng một loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, sử dụng 1, 2 lần/ngày. Các sản phẩm tẩy tế bào chết có thể sử dụng 1-2 lần/ tháng.
4. Sử dụng dung dịch làm sạch vùng kín
Nhiều chị em phụ nữ cho rằng vệ sinh vùng kín càng nhiều, càng sạch càng tốt. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các bác sĩ, không nên thụt rửa vùng kín thường xuyên vì sẽ dễ dẫn đến nhiều ảnh hưởng không tốt như gây rối loạn sự cân bằng tự nhiên của hệ vi khuẩn tại vùng kín, khiến vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo gây bệnh.
Các bác sĩ khuyên rằng khi vệ sinh vùng kín, nên thực hiện hết sức nhẹ nhàng, sử dụng đồ dùng riêng, tốt nhất là dùng nước ấm rửa sạch hoàn toàn.