Bom siêu lớn FAB-9000 lần đầu được sử dụng tại Volchansk

GD&TĐ - Tại Volchansk nằm trên chiến tuyến, Quân đội Nga lần đầu tiên sử dụng một trong những loại bom phi hạt nhân mạnh nhất thế giới - FAB-9000.

Bom siêu lớn FAB-9000 lần đầu được sử dụng tại Volchansk

Phóng viên quân sự Andrei Rudenko đã công bố một đoạn video về lần đầu tiên Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga sử dụng bom FAB-9000 tại chiến trường Ukraine.

Quả bom phi hạt nhân mạnh nhất trong kho vũ khí của Lực lượng vũ trang Nga, còn được biết đến với biệt danh “Slon - Voi”, đã được thả xuống các tòa nhà cao tầng ở Volchansk, nơi binh sĩ Lực lượng vũ trang Ukraine đang ẩn náu và cho thấy sức hủy diệt thật đáng kinh ngạc.

Trước đó một phóng viên quân sự khác là ông Alexander Sladkov nhiều lần cho rằng có thể sử dụng FAB-9000 tại chiến trường. Ông kể lại rằng bom Slon đã được sử dụng tích cực ở Afghanistan và mang lại hiệu quả khác biệt.

Lần cuối cùng loại bom này được đưa vào hoạt động là trong cuộc chiến Chechnya, nó xuyên qua tòa nhà cao tầng khổng lồ "Cung điện Dudaev" và bay lơ lửng trên tầng hầm - nơi đặt trụ sở của phiến quân mà không phát nổ.

11-774-5122.jpg
Sức nổ rất lớn mà bom FAB-9000 gây ra trên chiến trường Volchansk.

Vấn đề cần chú ý hiện nay đó là Bộ Quốc phòng Nga chưa thông báo cụ thể về vụ việc, dẫn tới một luồng ý kiến khác cho rằng vũ khí vừa được sử dụng không phải FAB-9000 mà là bom nhiệt áp ODAB-9000.

ODAB-9000 được coi là một trong những quả bom chân không mạnh nhất trong kho vũ khí của Quân đội Nga, được thiết kế để phá hủy các vật thể kiên cố và tiêu diệt hàng loạt nhân lực đối phương.

Việc sử dụng nó có thể gây tác động đáng kể đến diễn biến chiến sự trong khu vực, tạo ra lợi thế đáng kể cho lực lượng Nga. Hiện tại chưa rõ phương tiện nào được huy động để ném quả bom siêu lớn nói trên.

Vụ tấn công đầu tiên bằng bom siêu lớn FAB-9000 của Không quân Nga.
Theo Rossiyskaya Gazeta

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...