Diễn biến nóng bất ngờ trong OPEC+

GD&TĐ - Một diễn biến bất ngờ vừa được ghi nhận giữa hai quốc gia tưởng như là đồng minh của nhau trong tổ chức OPEC+.

Diễn biến nóng bất ngờ trong OPEC+

Saudi Arabia - một trong những nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới, có thể một lần nữa bước vào cuộc chiến ngầm về giá với Nga trên thị trường nhiên liệu toàn cầu.

Khi Nga định hướng lại hoạt động xuất khẩu từ phương Tây sang phương Đông trong những năm gần đây, mức độ cạnh tranh ở các thị trường trọng điểm tại châu Á ngày càng gay gắt.

Theo số liệu hiện tại, khoảng 45 - 50% xuất khẩu dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga là sang Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu lớn nhất của Nga.

Bên cạnh đó, khoảng 40% dầu của Nga được Ấn Độ mua, điều này cũng làm tăng đáng kể sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga trong bối cảnh tình hình địa chính trị phức tạp.

Ở chiều ngược lại, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu nếu như trước đây là thị trường tiêu thụ dầu lớn nhất của Nga, đã chứng kiến ​​tỷ trọng của mình giảm xuống dưới 5% trong năm qua.

Nga một lần nữa có thể chiếm vị trí dẫn đầu tại thị trường Trung Quốc, vượt qua Saudi Arabia và động thái này không thể không bị Riyadh chú ý, một cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa hai thành viên OPEC+ là điều chắc chắn sẽ xảy ra.

merlin_157186842_5723a86d-fc2b-45b2-a38b-261819958e74-superJumbo.jpg
Quan hệ giữa Nga và Saudi Arabia tồn tại cả hai thái cực hợp tác và cạnh tranh.

Theo thông báo mới nhất, chính quyền Saudi Arabia đang xem xét sửa đổi chính sách giá dầu của họ. Đặc biệt, nước này có thể từ bỏ mục tiêu không chính thức là mức giá trên 100 USD/thùng, được duy trì như một phần nỗ lực ổn định thị trường dầu mỏ trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt.

Theo các nguồn tin trong ngành năng lượng, Saudi Arabia đang chuẩn bị tăng sản lượng dầu, điều này có thể khiến giá trên thị trường thế giới suy giảm mạnh.

Giới phân tích nhận xét, rõ ràng vương quốc Trung Đông đang tìm cách lấy lại vị thế đã mất và ngăn chặn Nga tăng cường hơn nữa thị phần của mình tại các thị trường trọng điểm châu Á, thậm chí Riyadh sẵn sàng loại bỏ dầu Moskva để hướng tới vị thế độc tôn.

Động thái trên của Saudi Arabia dù sao cũng gây không ít ngạc nhiên, khi thời gian gần đây họ tích cực thực hiện chính sách hướng Đông như gia nhập Tổ chức BRICS hay không gia hạn thỏa thuận petrodollar với Mỹ... nhưng rõ ràng Riyadh vẫn đặt lợi ích của mình lên trên hết và chẳng hề e ngại thách thức đối thủ trên thương trường.

Saudi Arabia sẽ từ bỏ chính sách cắt giảm sản lượng dầu mỏ.
Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ