Bồi dưỡng phát triển hiệu trưởng - kinh nghiệm từ một số quốc gia ASEAN

GD&TĐ - Nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Tuyết Hạnh – Học viện Quản lý Giáo dục cho thấy, ở các nước trong khu vực ASEAN, họ đã phát triển hiệu trưởng theo cách riêng, Việt Nam có thể tham khảo và học tập kinh nghiệm.

Ở các nước trong khu vực ASEAN, họ đã phát triển hiệu trưởng theo cách riêng, Việt Nam có thể tham khảo và học tập kinh nghiệm. Ảnh minh họa/internet
Ở các nước trong khu vực ASEAN, họ đã phát triển hiệu trưởng theo cách riêng, Việt Nam có thể tham khảo và học tập kinh nghiệm. Ảnh minh họa/internet

Singapore phát triển cán bộ quản lý một cách hệ thống

Ở Singapore, từ việc xác định vai trò quan trọng của hiệu trưởng trong việc thực hiện mục tiêu “mang đến một sự giáo dục tốt nhất cho học sinh”, Singapore đã xây dựng chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trên cơ sở tích hợp từ các chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng tiên tiến trên thế giới.

Singapore thực hiện bồi dưỡng phát triển cán bộ quản lý trường học một cách hệ thống từ tổ trưởng chuyên môn đến phó hiệu trưởng và đến hiệu trưởng. Các hiệu trưởng phải được bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm. Khi nhậm chức, họ lại được bồi dưỡng thường xuyên hàng năm với các chuyên đề cập nhật hoặc học tập thông qua các chuyến thực tế trong và ngoài nước.

Việc bồi dưỡng hiệu trưởng của Singapore được đặt trọng tâm vào các vấn đề đề giúp hiệu trưởng thực hiện tốt vai trò lãnh đạo chuyển đổi trường học như: hoạch định chiến lược, lãnh đạo quản lý sự thay đổi, huy động nguồn lực phát triển nhà trường, xây dựng văn hóa trường học và giáo dục toàn diện học sinh.

Trong số các chương trình đào tạo ở bậc đại học và sau đại học của Singapore, có chương ưình đào tạo cán bộ lãnh đạo giáo dục dành cho các hiệu trưởng tương lai. Chương trình này luôn được điều chỉnh cho phù hợp với việc chuẩn bị đội ngũ lãnh đạo cho nền giáo dục năng động.

Thái Lan bồi dưỡng hiệu trưởng theo hướng tự chủ

Ở Thái Lan, theo Boonmee Nenyod (2002) và Trần Thị Bạch Mai (2007), Đạo luật Giáo dục quốc gia ban hành năm 1999 đã quy đinh phân cấp trong quản lý giáo dục, thực hiện quản lý dựa vào nhà trường, thực hiện quản lý vào nhà trường.

Thái Lan chú trọng bồi dưỡng hiệu trưởng trường học để giúp họ có khả năng quản lý nhà trường một cách tự chủ. Họ thực hiện các nghiên cứu để xác định các năng lực mà hiệu trưởng cần có để tiến hành cải cách giáo dục. Đồng thời họ cũng chỉ rõ các chỉ báo để xem xét hoạt động quản lý nhà trường.

Theo đó, Thái Lan cũng đặt ra yêu cầu đối với các cơ sở có nhiệm vụ bồi dưỡng hiệu trưởng phải xây dựng các chương trình bồi dưỡng cụ thể và tổ chức hoạt dộng giảng dạy, học tập để giúp hiệu trường có được các năng lực đó. Các khóa bồi dưỡng hiệu trưởng được thực hiện trên cơ sở khảo sát thực tiễn và nhu cầu của hiệu trưởng.

Một lớp học ở Malaysia. Ảnh minh họa/internet
Một lớp học ở  Malaysia. Ảnh minh họa/internet

Malaysia, cán bộ quản lý của tất cả các cấp học đều được bồi dưỡng

Ở Malaysia, Chính phủ quyết tâm đưa giáo đục của đất nước mình trở thành một nền giáo dục xuất sắc trên thế giới. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng cơ sở vật chất dạy và học, Malaysia rất chú ừọng nguồn lực giáo viên và huấn luyện cán bộ quản lý trường học.

Kế hoạch quốc gia đã xác định mục tiêu trong việc thúc đẩy hiệu trưởng trở thành những nhà lãnh đạo có tầm nhìn hướng tới hệ thống giáo dục đẳng cấp thế giới bằng cách phát triển tối đa tiềm năng của cá nhân để đạt được sự xuất sắc.

Tất cả các hiệu trưởng, cán bộ quản lý của tất cả các cấp học của Malaysia đều được bồi dưỡng và đào tạo ngắn hạn tại Viện Quản lý và lãnh đạo giáo dục quốc gia Malaysia (IAB 1 Institut Aminuddin Baki). Toàn bộ kinh phí khóa học bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên và cán bộ quản lý đều được Chính phủ tài trợ.

Trong quá trình học, các học viên được cập nhật những tri thức mới về chuyên môn và quản lý, đồng thời họ được đi thực tế tham quan và khảo sát các cơ sở giáo dục. Kết thúc khóa học, tất cả các học viên phải báo cáo trước Viện về những tri thức thu được và bài học kinh nghiệm...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...