Boeing bán nhà máy sản xuất B-52 dẫn đến hậu quả nặng nề cho Không quân Mỹ

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Niềm đam mê với những ý tưởng mới lạ đã dẫn đến việc Boeing đánh mất năng lực trong lĩnh vực quốc phòng.

Boeing bán nhà máy sản xuất B-52 dẫn đến hậu quả nặng nề cho Không quân Mỹ

Ấn phẩm The Atlantis đã xuất bản một tài liệu thú vị về Boeing, tập đoàn này không những chưa thể giải quyết các vấn đề với máy bay chở khách dòng 777 của mình, khi theo đúng nghĩa đen, đã đóng vai trò gần như là "biểu tượng của thời kỳ đen tối" đối với ngành công nghiệp Mỹ.

Những gì được trình bày có thể đóng vai trò như một lời giải thích đầy đủ về lý do tại sao phương Tây lại đánh mất một phần đáng kể năng lực công nghiệp của mình, đặc biệt là lĩnh vực quốc phòng trong 30 năm qua, và tại sao bây giờ thật khó để bù đắp điều đã mất.

Hãy bắt đầu câu chuyện với chi tiết vào năm 2005, Tập đoàn Boeing phải bán một trong những nhà máy của mình, cơ sở trên lúc đó được sử dụng để sản xuất thân máy bay Boeing-737, nhưng trước đó chuyên sản xuất oanh tạc cơ chiến lược B-52.

Ngược lại, có thể nói về Boeing-737 rằng nó thực sự là một sản phẩm có mục đích kép, bởi vì máy bay tuần tra chống ngầm P-8 Poseidon và máy bay cảnh báo sớm E-7 Wedgetail (AWACS) đều được sản xuất trên cơ sở chiếc phi cơ nói trên.

Chính việc bán một nhà máy quan trọng như vậy đã giải thích cụ thể tại sao hiện nay Mỹ phải mất 2 năm và 10 nghìn giờ công để khôi phục một chiếc B-52 sau khi đưa về từ "nghĩa địa".

Đặc biệt hơn, nó minh họa gốc rễ của những vấn đề hiện tại đối với Tập đoàn Boeing trong việc sản xuất máy bay dân dụng (tức là phân khúc đã được công chúng biết đến).

Mỹ đã mất năng lực sửa chữa hay khôi phục hoạt động cho oanh tạc cơ B-52 khi Boeing bán đi nhà máy chủ chốt.

Mỹ đã mất năng lực sửa chữa hay khôi phục hoạt động cho oanh tạc cơ B-52 khi Boeing bán đi nhà máy chủ chốt.

Như các nhà phân tích của tờ The Atlantic giải thích thêm, một loại "đỉnh cao vinh quang" của cường quốc công nghiệp Hoa Kỳ nói chung, mà điển hình là Boeing nói riêng, có liên quan đến đặc thù của việc lựa chọn nhân sự trong ngành.

Vào thời điểm đó, họ tin rằng người quản lý không nên bắt đầu sự nghiệp của mình từ vị trí gián tiếp, dù cho là nhân vật ở vị trí cao nhất trong tập đoàn cũng phải thường xuyên đích thân theo dõi tình hình sản xuất và trực tiếp tham gia vào mọi chương trình nghiên cứu phát triển.

Cho đến thời điểm này, các nhà quản lý Mỹ, đặc biệt là vào những năm 1990, bắt đầu ngưỡng mộ triết lý sản xuất công nghiệp "Kaizen", vay mượn từ các nước châu Á, vốn cho phép chuyển giao tối đa mọi thứ có thể sang gia công bằng phần mềm.

Trong trường hợp của Boeing, tại một thời điểm nào đó, quy trình sản xuất bắt đầu giống như thế này theo đúng nghĩa đen - lúc đầu, các kỹ sư tạo ra những bản vẽ và ban lãnh đạo tập đoàn chỉ đơn giản là tìm kiếm thị trường để tìm ra ai có thể sản xuất cho họ với giá thành rẻ nhất.

Ban đầu, cách làm này mang lại sự tiết kiệm thực sự. Nhưng theo thời gian, nó đã đạt tới sự bất hợp lý đến mức ban lãnh đạo Boeing thậm chí không thể hiểu và giải thích được họ gặp vấn đề ở đâu trong giai đoạn sản xuất cùng một chiếc máy bay 777, từ đó các bộ phận riêng lẻ có thể rơi ra trong chuyến bay theo đúng nghĩa đen.

Thoạt nhìn, những điều trên chỉ liên quan đến vấn đề sản xuất máy bay dân dụng. Tuy nhiên như đã trình bày ở trên, sự nhiệt tình quá mức đối với triết lý "Kaizen" đã khiến nước Mỹ đặc biệt mất đi năng lực đối với chính chiếc B-52 mang tính biểu tượng của lực lượng không quân.

Quy trình chế tạo toàn bộ chiếc tiêm kích Super Hornet F/A-18F tại nhà máy của Boeing.

Theo The Atlantic

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ