Bộ Y tế khuyến cáo 3 loại rượu có thể gây chết người

Bộ Y tế khuyến cáo 3 loại rượu có thể gây chết người
methanol, rượu-độc, chết-người, rượu-lậu, thực-phảm-Tết, kinh-doanh, chất độc, hóa-chất, rượu-nếp 29
Loại rượu gây hàng loạt vụ ngộ độc chết người ở Quảng Ninh

Bộ Y tế tiếp tục phát đi thông báo khẩn về việc thu hồi 3 loại rượu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội có hàm lượng Methanol cao.

Thu hồi thêm 3 loại rượu

Mới đây, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ra thông báo khẩn cấp danh sách các sản phẩm rượu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội có hàm lượng Methanol cao có nguy cơ gây ngộ độc rượu.

Theo đó các loại rượu: 1. Rượu nếp 29 Hà Nội, chai thủy tinh 750ml; ngày sản xuất: 12/10/2013; Vodka rượu nếp, chai thủy tinh 700ml, ngày sản xuất: 12/10/2013; Vang nổ đỏ, chai thủy tinh 750ml, ngày sản xuất: 12/10/2013 đã bị thu hồi trên toàn quốc.

Theo kết quả kiểm nghiệm mới nhất do Chi Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm TP. Hà Nội cho thấy, 4 sản phẩm rượu (gồm: Vodka rượu nếp chai 700ml; Vang nổ đỏ chai 750ml; Rượu nếp 29 Hà Nội chai 750ml; Rượu nếp 29 Hà Nội chai 2 lít) có chứa hàm lượng Methanol vượt quá giới hạn cho phép.

Để phòng ngừa khẩn cấp nguy cơ ngộ độc thực phẩm do sản phẩm rượu trên, Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế thông báo khẩn cấp và đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan chức năng liên quan có biện pháp thu hồi, xử lý 03 sản phẩm nêu trên và cảnh báo đến tận người dân tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm rượu nêu trên.

Trước đó, Cục An toàn Thực phẩm cũng đã phát đi thông báo khẩn cấp, yêu cầu nhà sản xuất dừng ngay lập tức việc sản xuất, lưu thông sản phẩm Rượu Nếp 29 Hà Nội (loại can nhựa 2 lít) sản xuất ngày 12/10/2013 tại cơ sở sản xuất.

methanol, rượu-độc, chết-người, rượu-lậu, thực-phảm-Tết, kinh-doanh, chất độc, hóa-chất, rượu-nếp 29
Ngộ độc rượu có chứa hàm lượng Methanol rất dễ tử vong

Methanol độc hại thế nào?

Theo các chuyên gia, methanol, còn gọi là methyl alcohol, alcohol gỗ, naphtha gỗ hay rượu gỗ, là một hợp chất hóa học với công thức phân tử CH3OH Đây là loại rượu dễ bay hơi, không màu, dễ cháy, có mùi gần giống như rượu trắng (rượu đế) nhưng hơi ngọt hơn.

Chính vì có vị hơi ngọt nên nhiều lò nấu rượu đã pha methanol vào thành phẩm - vừa làm tăng sản lượng, hạ giá thành, lại vừa khiến rượu có vị hơi ngọt khi uống vào. Tuy nhiên, khi pha methanol vào rượu sẽ làm biến tính rượu, tạo ra chất độc hại, gây tử vong nhanh chóng đối với những trường hợp uống nhiều.

Theo TS. BS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm chống độc, bệnh viện Bạch Mai: “Methanol là một chất độc cực mạnh đối với cơ thể con người. Nó là nguyên nhân gây đau đầu và mệt mỏi sau khi uống rượu, gây bại não và hủy hoại gan rất nhanh... Thực chất, methanol là một chất độc, thường gặp trong dung môi để lau kính xe, làm dung dịch mực in cho máy photocopy, nhiên liệu cho các bếp lò nhỏ, được coi như là một chất dung môi công nghiệp”.

Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng cho biết, liều lượng gây chết người của Methanol trong khoảng 30-240ml (20-150g). Một cách xác định khác cho thấy chỉ cần 20mg/l methanol trong máu là gây ngộ độc và trên 40 mg/l là ngộ độc nặng. Thông thường sau khi uống rượu vài giờ là bắt đầu ngộ độc, triệu chứng xuất hiện khoảng 12 giờ sau khi uống và cấp tính sau 24 giờ. Thường thì tử vong nếu có sẽ xuất hiện vào giai đoạn này.

Việc điều trị nhiễm độc methanol rất khó khăn, trước tiên phải xử lý tình trạng nhiễm toan chuyển hóa, ức chế sự chuyển hóa methanol, tăng cường đào thải những hợp chất chưa chuyển hóa cùng những chất chuyển hóa độc hại. Ngoài ra, còn phải tiến hành bồi hoàn nước điện giải, phục hồi các rối loạn nặng về thần kinh và tim như tụt huyết áp, co giật.

Việc điều trị nhiễm độc methanol chỉ thành công khi người bệnh đến sớm, được chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời. Để làm được điều này, cơ sở y tế phải có đầy đủ trang thiết bị cấp cứu như máy lọc thận nhân tạo, các thiết bị hồi sức và các thuốc đặc trị kháng độc.

Theo KT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ