Bộ trưởng Y tế: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch COVID-19

GD&TĐ - Tại hội nghị Giao ban trực tuyến toàn quốc về công tác phòng chống dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, các địa phương cần đẩy mạnh bộ giải pháp công nghệ NCOVI, Tờ khai y tế, Bluezone.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: PV/Vietnam+
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: PV/Vietnam+

Tại hội nghị giao ban trực tuyến về công tác phòng, chống dịch COVID-19 với các địa phương trong cả nước, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, để bảo vệ sức khỏe người dân, giúp cơ quan y tế kịp thời ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch các địa phương cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch COVID-19 với bộ giải pháp công nghệ NCOVI, Tờ khai y tế, Bluezone.

Riêng đối với Hải Dương, cần thực hiện quyết liệt, triệt để Chỉ thị 16, thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, chặn các nguồn lây trong cộng đồng.

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã chủ trì hội nghị, phát biểu nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị, trong quý 1/2021 phải coi công tác phòng, chống dịch bệnh là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên cấp bách trước mắt và lâu dài.

Các địa phương phải tăng cường công tác chống dịch theo quan điểm người đứng đầu cấp ủy tại các địa phương phải chịu trách nhiệm về công tác chống dịch trên địa bàn mình, chỉ đạo sát sao các hoạt động phòng, chống dịch để dập tắt dịch, bảo đảm an toàn cho người dân. Đồng thời đề nghị các địa phương phải quyết liệt thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, các bộ ngành Trung ương; không được chủ quan, lơ là, tự mãn, “ngủ quên trên chiến thắng”; cần phải chuẩn bị tất cả các kịch bản, phương án để ứng phó một cách nhanh nhất, kịp thời nhất, hiệu quả nhất để giảm thiểu tác động của dịch COVID-19 và ngăn chặn dịch lây lan.

Đồng thời tăng cường tầm soát phát hiện sớm các ca bệnh để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tất cả các trường hợp có biểu hiện ho sốt tổ chức lấy mẫu xét nghiệm thực hiện giám sát chủ động.

Các địa phương phải chuẩn bị các phương án xét nghiệm với số lượng nhiều hơn. Tất cả cán bộ phải được tập huấn về lấy mẫu, tại hộ gia đình, khu cách ly…

Nhấn mạnh sự thay đổi trong chiến lược phòng, chống dịch của giai đoạn này để giảm tác động đối với phát triển kinh tế, bảo đảm công tác phòng, chống dịch đó là: truy vết thần tốc, khoanh vùng nhanh, lấy mẫu diện rộng, phong toả diện hẹp. Trong đó, xét nghiệm là vấn đề mấu chốt của kiểm soát dịch; thực hiện cách ly tập trung F1; tất cả người nhập cảnh vào Việt Nam đều phải cách ly tập trung đủ 14 ngày, trừ trường hợp ngoại giao mới được cách ly tại nhà và phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn phòng, chống dịch chặt chẽ; phối hợp chặt chẽ với quân đội để thực hiện nghiêm việc cách ly.

Bộ Y tế cũng đã liên tục có hướng dẫn, đúc rút bài học kinh nghiệm từ các đợt phòng, chống dịch trước đó làm thế nào để quản lý từng hộ dân để nếu xảy ra thì biết được người đi/đến..

Tại hội nghị, các đại biểu cũng được nghe báo cáo của đại diện Cục Y tế dự phòng về diễn biến tình hình dịch bệnh và một số hoạt động trọng tâm triển khai trong thời gian tới; đại diện Cục Quản lý Khám, chữa bệnh báo cáo công tác thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 tại các cơ sở khám, chữa bệnh; Cục Công nghệ thông tin hướng dẫn khai báo y tế - QR CODE và một số địa phương báo cáo về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.

Với đợt dịch lần thứ 3 này, các chuyên gia nhận định là đợt dịch tương đối phưc tạp vì biến chủng của Anh tốc độ lây nhiễm cao hơn 70% so với chủng cũ. Cũng vì thế, trong thời gian ngắn, Việt Nam phát hiện nhiều ca bệnh, đặc biệt ổ dịch xảy ra trong khu công nghiệp. Tại Hải Dương đã ghi nhận 575 ca mắc (vượt con số của ổ dịch tại Đà Nẵng với 389 ca).

Hiện 12/13 tỉnh, thành phố đã cơ bản kiểm soát được tình hình dịch, riêng tại Hải Dương tình hình dịch vẫn phức tạp. Do đó, Bộ Y tế đề nghị các địa phương không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, coi chống dịch COVID-19 là nhiệm vụ trọng tâm trong quý I/20201.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.