Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Nghệ An cần đặt mục tiêu phát triển đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng

GD&TĐ - Ngày 3/10, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác Bộ Giáo dục & Đào tạo làm việc với lãnh đạo tỉnh Nghệ An, Trường Đại học Vinh về định hướng phát triển giáo dục đào tạo, nguồn nhân lực tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi làm việc với tỉnh Nghệ An
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi làm việc với tỉnh Nghệ An

Làm việc với Bộ trưởng và đoàn công tác, về phía tỉnh Nghệ An có ông Thái Thanh Quý - Bí thư Tỉnh ủy; ông Nguyễn Đức Trung Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành; lãnh đạo Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Y khoa Vinh, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An...

Phát triển giáo dục toàn diện còn gặp khó  

Tại buổi làm việc với đoàn công tác Bộ GD&ĐT, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung khẳng định: Đảng bộ, chính quyền các cấp ở Nghệ An luôn luôn ưu tiên, quan tâm, đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành, đem lại nhiều kết quả giáo dục nổ bật.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác làm việc với lãnh đạo tỉnh Nghệ An và các trường đại học
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác làm việc với lãnh đạo tỉnh Nghệ An và các trường đại học

Giáo dục mũi nhọn của địa phương tiếp tục khẳng định nằm trong tốp đầu cả nước. Giáo dục phổ cập, toàn diện và vùng dân tộc, miền núi có những chuyển biến hết sức tích cực. Tính đến nay, Nghệ An có 1.147 trường đạt chuẩn quốc gia. Giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học phát triển tốt.

Nghệ An cũng chú trọng xây dựng các mô hình mới trong giáo dục, tăng cường dạy học STEM. Định hướng xây dựng xã hội học tập, vừa qua, TP. Vinh được UNESCO công nhận trở thành “thành phố học tập toàn cầu”.

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An - Nguyễn Đức Trung - phát biểu tại buổi làm việc với đoàn công tác Bộ GD&ĐT
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An - Nguyễn Đức Trung - phát biểu tại buổi làm việc với đoàn công tác Bộ GD&ĐT

Tuy nhiên, ngành Giáo dục Nghệ An vẫn có nhiều khó khăn và tồn tại chưa được giải quyết. Hiện toàn tỉnh còn 1.082 điểm trường lẻ và có 1.255 phòng học tạm, mượn. Về đội ngũ vẫn còn thiếu. Nếu năm 2020, Nghệ An được bổ sung 7.843 biên chế cho ngành GD&ĐT, thì từ năm 2021 - 2025 cần bổ sung 3.500 giáo viên (1.000 giáo viên mầm non, 2.000 giáo viên THCS, 500 giáo viên THPT).

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An bày tỏ mong muốn Bộ trưởng cùng các đồng chí trong đoàn công tác có định hướng, biện pháp, giải pháp, kế hoạch nhằm giúp tỉnh phát triển lĩnh vực GD&ĐT tốt hơn thời gian tới.

Khắc phục 3 điểm “nghẽn” của giáo dục Nghệ An

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng nhấn nhấn mạnh, có 2 nhiệm vụ mang tính chất đột phá là phát triển đội ngũ giáo viên, và rà soát phát triển mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất thiết bị.

Đoàn công tác Bộ GD&ĐT cùng lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã trao đổi các giải pháp thực hiện các nhiệm vụ trên. Đặc biệt qua tâm đến phát triển giáo dục “vùng trũng” – là 5 huyện miền núi cao tây Nghệ.

Giáo dục tại các huyện miền núi cao Nghệ An còn nhiều khó khăn
Giáo dục tại các huyện miền núi cao Nghệ An còn nhiều khó khăn

Liên quan đến việc quy hoạch mạng lưới trường lớp, dồn dịch điểm trường, Bộ trưởng lưu ý “giải pháp nào tốt cho học sinh và kinh tế thì thực hiện”. Đối với địa phương cấp xã thực hiện sáp nhập hành chính, nên ưu tiên sáp nhập trường học đồng cấp, thận trọng, hạn chế trường liên cấp vì mỗi bậc học có đặc thù chuyên môn, quản lý khác nhau. Tránh tình trạng “tiện về mặt hành chính, nhưng chất lượng giáo dục đi xuống”.

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao sự lãnh đạo chỉ đạo của tỉnh Nghệ An đối với sự phát triển giáo dục. Trong điều kiện phát triển khó khăn, kết quả giáo dục của tỉnh là một sự cố gắng lớn.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, giáo dục Nghệ An có 3 điểm nghẽn cần có giải pháp đột phá
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, giáo dục Nghệ An có 3 điểm nghẽn cần có giải pháp đột phá

Các kết quả từ giáo dục phổ cập, chất lượng giáo dục mặc dù các chỉ số có cao hơn hoặc thấp hơn, nhưng nhìn trong một quá trình đều có sự cải thiện. Tuy nhiên Bộ trưởng đánh giá, Nghệ An có 3 khó khăn lớn là: đội ngũ giáo viên, giảng viên từ mầm non đến bậc đại học; điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp để đảm bảo chất lượng; nguồn nhân lực.

Để giải quyết các khó khăn, người đứng đầu Bộ GD&ĐT đề nghị tỉnh Nghệ An rà soát các văn bản chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền về GD&ĐT. Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đặc biệt, cần thực hiện đột phá đối với việc xây dựng đội ngũ giáo viên, trường lớp, thiết bị và nguồn nhân lực.

Tỉnh Nghệ An còn thiếu nhiều giáo viên tiểu học
Tỉnh Nghệ An còn thiếu nhiều giáo viên tiểu học

Bộ trưởng cũng đề nghị tỉnh Nghệ An giao cho Trường Đại học Vinh làm đầu mối xây dựng Đề án nghiên cứu, tư vấn và tổ chức đào tạo nhằm phát triển đội ngũ giáo viên của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; Đề án triển khai một số hoạt động hỗ trợ dạy học chương trình phổ thông 2018, bồi dưỡng các kỹ năng hội nhập cho học sinh phổ thông bằng mô hình trực tuyến và Đề án phát triển nguồn nhân sự tỉnh Nghệ An.

Từ đó, đề xuất giải pháp thiết thực, khả thi phù hợp với điều kiện của tỉnh và bối cảnh chung, góp phần giải quyết các điểm “nghẽn” của giáo dục Nghệ An.

Sắp xếp các trường đại học, giải bài toán nhân lực

Liên quan đến vấn đề nguồn nhân lực, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng đây “là điểm mờ của nhiều địa phương”. Bộ trưởng đề nghị Nghệ An đặt ra bài toán ngược: Phân tích, tính toán nhu cầu trong 5 năm tới cần những nhân lực gì, số lượng bao nhiêu. Khớp đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng.

Từ đó để sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục – đào tạo trên địa bàn vừa có tính kế thừa, vừa có tính phát triển, hội nhập ở các lĩnh vực: kinh doanh, kinh tế, tài chính, công nghệ kỹ thuật, sức khỏe, văn hóa... Trong đó, nguồn nhân lực sư phạm rất quan trọng.

Tại buổi làm việc, đại diện các trường đại học trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng phát biểu ý kiến về kế hoạch phát triển đào tạo trong thời gian tới. Về phía Trường ĐH Vinh có 4 đề xuất với Bộ GD&ĐT gồm: Xây dựng Trường ĐH Vinh thành Đại học Vinh; đưa Trường ĐH Vinh vào quy hoạch hệ thống các trường sư phạm trọng điểm; xin phép thành lập Trung tâm khảo thí cho khu vực Bắc Trung bộ; và xây dựng đề án đại học thông minh.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đồng ý với các đề xuất của Trường ĐH Vinh. Riêng đề xuất xây dựng Đại học Vinh, Bộ trưởng đề nghị chọn những ngành đã có gần nhau, để phát triển lên thành 5 trường đại học trực thuộc theo các nhóm: Khoa học cơ bản; Khoa học giáo dục; Kinh tế nông lâm – du lịch; Công nghệ kỹ thuật (viễn thông điện tử, vật liệu mới...) và Trường Đại học Sư phạm.

Ông Nguyễn Huy Bằng - Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh đưa ra đề xuất xây dựng Trường ĐH Vinh thành Đại học đa ngành.
Ông Nguyễn Huy Bằng - Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh đưa ra đề xuất xây dựng Trường ĐH Vinh thành Đại học đa ngành.

Đồng thời đề nghị lãnh đạo tỉnh phối hợp với Bộ để chỉ đạo Trường ĐH Vinh xây dựng Đề án phát triển thành Đại học Vinh đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045, phù hợp với chiến lược của Bộ, trong đó cần cụ thể lộ trình thực hiện cho giai đoạn 2021  - 2025.

Bộ trưởng cũng mong muốn tỉnh Nghệ An khai thác, sử dụng tốt nguồn nhân lực, khi trên địa bàn có gần 500 tiến sỹ, hơn 1.000 thạc sỹ. Đây là tiềm năng lớn của tỉnh mà không phải địa phương nào cũng có được.

Sinh viên nộp hồ sơ nhập học vào các trường đại học tại tỉnh Nghệ An
Sinh viên nộp hồ sơ nhập học vào các trường đại học tại tỉnh Nghệ An

Kết thúc buổi làm việc, Bí thư tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý - cảm ơn Bộ trưởng, Bộ GD&ĐT đã luôn quan tâm đối với tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ chung, đặc biệt công tác giáo dục - đào tạo.

Tại buổi làm việc, qua trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các sở ngành liên quan, và đánh giá, nhìn nhận kết quả giáo dục đạt được, Bộ trưởng đã đề xuất, định hướng cách làm có tính chiến lược với 3 nội dung lớn: đội ngũ, cơ sở vật chất và chuẩn bị nguồn nhân lực cho phát triển không chỉ cho Nghệ An, mà còn cho cả khu vực Bắc Trung Bộ.

Những nội dung quan trọng trên cũng sẽ được đưa vào Chương trình hành động để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 sắp tới.

Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An - Thái Thanh Quý – xin phép Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ về việc cho phép thực hiện xây dựng trường học bán trú ở miền núi cao Nghệ An là mô hình thí điểm của Bộ GD&ĐT. Bộ trưởng đã đồng ý với đề nghị trên của lãnh đạo tỉnh Nghệ An. Đồng thời giao Văn phòng Bộ làm đầu mối để trao đổi, hỗ trợ trong quá trình lập kế hoạch, triển khai đề án mô hình trường bán trú vùng cao.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.