>>Bố cục Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD; Những sửa đổi, bổ sung về Chương trình giáo dục; Bổ sung quy định “phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi”; Quy định về SGK phù hợp với người học trong trường chuyên biệt; Luật hóa thực tế tồn tại một số học viện, đại học; Điều kiện được đào tạo trình độ tiến sĩ
Bổ sung trung tâm ngoại ngữ, tin học vào Luật tạo điều kiện cho đông đảo nhân dân được học tập, bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học |
Bổ sung điểm c khoản 1 Điều 46 như sau:
“c) Trung tâm ngoại ngữ, tin học do tổ chức, cá nhân thành lập.”
Khoản 3 Điều 46 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Trung tâm giáo dục thường xuyên thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, không thực hiện chương trình giáo dục để cấp văn bằng giáo dục nghề nghiệp và văn bằng giáo dục đại học. Trung tâm học tập cộng đồng thực hiện các chương trình giáo dục quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này. Trung tâm ngoại ngữ, tin học thực hiện các chương trình giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 45 của Luật này về ngoại ngữ, tin học.”
Điểm b khoản 1 Điều 69 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học.”
Tính đến tháng 6/2009, trên toàn quốc có hơn 1350 trung tâm, cơ sở ngoại ngữ-tin học đang hoạt động. Các trung tâm ngoại ngữ hiện nay giảng dạy các ngoại ngữ Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung, Nhật, Hàn… trình độ A, B, C và các chương trình ngoại ngữ dành cho các đối tượng khác nhau như các ngoại ngữ chuyên ngành Y, Luật, Ngoại thương, Ngoại giao, phiên dịch… ; các chương trình tin học ứng dụng A, B, C; chương trình ứng dụng CNTT và truyền thông….
Chính vì đặc thù của việc giảng dạy ngoại ngữ, tin học rất đa dạng, vì vậy việc thành lập các trung tâm ngoại ngữ, tin học là cần thiết để đáp ứng nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân.
Hiện nay, các trung tâm này do nhiều đơn vị thành lập, quản lý, bao gồm: các trường ĐH, CĐ, TCCN; các trường dạy nghề, các bộ, ngành, các tổ chức chính trị, xã hội; tổ chức xã hội; các sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục; các đoàn thể, cá nhân.
Do tính chất phức tạp trong việc tổ chức hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc nhiều đơn vị khác nhau thành lập và quản lý, việc bổ sung trung tâm ngoại ngữ, tin học vào nội dung điều 46 và điều 69 của Luật như trên nhằm tạo khung pháp lý giúp cho việc quản lý các hoạt động của các trung tâm này chặt chẽ hơn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho đông đảo các tầng lớp nhân dân được học tập, bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học theo nhu cầu và điều kiện cá nhân.
GD&TĐ