Bộ Quốc phòng Nga bất ngờ tuyên bố chế tạo hệ thống phòng không S-550

GD&TĐ - Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố hệ thống tên lửa phòng không mới S-550 đang được chế tạo ở Nga. Tuyên bố chỉ ra Tổng thống Putin đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển các hệ thống phòng không.

Nga thử hệ thống S-500.
Nga thử hệ thống S-500.

Trong cuộc họp diễn ra vào ngày 1-3/11 với các quan chức hàng đầu Bộ Quốc phòng Nga và người đứng đầu các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Nga tại Sochi, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển giao các hệ thống tên lửa đất đối không S-350, S-500 và S-550 cho quân đội Nga.

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga không cung cấp bất kỳ chi tiết nào về dự án S-550 mới.

Theo Tổng thống Putin, các biện pháp ứng phó thỏa đáng với tình hình biến động gần biên giới của Nga đã được cân nhắc. Việc cải thiện hệ thống phòng không vũ trụ của đất nước đã được chú trọng rất nhiều. Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của việc phát triển các hệ thống phòng không,  tên lửa chống đạn đạn đạo và việc đưa các hệ thống phòng thủ S-350, S-500 và S-550 cho các lực lượng vũ trang Nga.

Một số chuyên gia quân sự cho rằng S-550 có thể là một phiên bản khác ở một số đặc điểm chiến đấu bổ sung so với S-500. Nó có thể là một hệ thống được hiện đại hóa cho các nhiệm vụ cụ thể hoặc một loạt mục tiêu, được tạo ra trên cơ sở của S-500. Trong khi đó S-500 được cho là hệ thống phòng thủ chiến lược có khả năng tấn công tên lửa đạn đạo, liên lục địa và tiêu diệt các mục tiêu trong không gian gần.

Theo hãng tin TASS, hệ thống phòng không S-550 được Liên xô phát triển trong giai đoạn 1981-1988. Cùng với nhiều dự án khác, dự án này đã bị đóng cửa theo các thỏa thuận quân sự Xô – Mỹ thời đó.

Theo TASS/Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.