Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Sẽ có quy định về tuổi nghề với giáo viên mầm non

GD&TĐ - Bộ LĐ,TB&XH vừa có văn bản tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội và ý kiến thẩm tra của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội về dự án Bộ luật Lao động sửa đổi.

Chế độ chính sách với giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng cần được xem xét kỹ lưỡng. Ảnh: Đức Chiêm
Chế độ chính sách với giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng cần được xem xét kỹ lưỡng. Ảnh: Đức Chiêm

Liên quan đến tăng tuổi nghỉ hưu trong Bộ luật Lao động sửa đổi, Bộ LĐ,TB&XH cho biết dự luật trong Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 (tổ chức vào tháng 10 tới đây) sẽ rút một phương án tăng tuổi nghỉ hưu, giữ lại một phương án là từ 1/1/2021, mỗi năm tăng 3 tháng với nam, 4 tháng với nữ để tuổi nghỉ hưu của nữ là 60 tuổi vào năm 2035, tuổi nghỉ hưu của của nam là 62 vào năm 2028.

Bộ LĐ,TB&XH cũng cho biết hiện đơn vị đang rà soát các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để ban hành danh mục thống nhất các công việc, ngành nghề, vị trí việc làm thuộc trường hợp đặc biệt mà người lao động có thể được nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn.

Dự kiến tới tháng Chín, Bộ LĐ,TB&XH sẽ hoàn thành việc rà soát các các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Đối với một số công việc có tính chất đặc thù như xiếc, thể thao, nghệ thuật sân khấu, giáo viên mầm non… sẽ được quy định theo hướng khi hết tuổi nghề làm công việc đặc thù người lao động sẽ được đào tạo để chuyển đổi sang nghề nghiệp khác phù hợp, trường hợp không chuyển đổi nghề nghiệp được thì có quyền nghỉ hưu sớm.

Đối với trường hợp nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn, Bộ LĐ,TB&XH khẳng định thực chất quy định này đang áp dụng cho khu vực Nhà nước và được thực hiện theo quyết định, chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Bên cạnh đó, Bộ LĐ,TB&XH cũng cho biết Chính phủ sẽ nghiên cứu ban hành Nghị định quy định về tuổi nghỉ hưu cao hơn mức 60 tuổi với nữ, 62 tuổi với nam cho những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người làm công tác quản lý.

Các đối tượng nghỉ hưu cần bảo đảm ba nguyên tắc: Chỉ làm công việc chuyên môn, không giữ các chức vụ, chức danh lãnh đạo; Cơ quan có nhu cầu sử dụng; Cá nhân có nguyện vọng và có đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...